icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Phát hiện viên ngọc trai tự nhiên lâu đời nhất thế giới tại UAE

  • 08:22 | Thứ Hai, 21/10/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Viên ngọc trai tự nhiên 8.000 năm tuổi được tìm thấy khi các nhà khảo cổ học khia quật dưới sàn của một căn phòng ở đảo Marawah.
Viên ngọc trai tự nhiên 8.000 năm tuổi. (Nguồn: AFP)
Viên ngọc trai tự nhiên 8.000 năm tuổi. (Nguồn: AFP)
Ngày 20-10, giới chức Abu Dhabi thuộc Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cho biết viên ngọc trai lâu đời nhất trên thế giới sẽ được trưng bày tại tiểu vương này.
 
Viên ngọc trai tự nhiên 8.000 năm tuổi được tìm thấy khi các nhà khảo cổ học khai quật dưới sàn của một căn phòng ở đảo Marawah.
 
Viên ngọc trai nằm ở tầng địa chất có carbon có niên đại khoảng từ năm 5.800 đến 5.600 trước Công nguyên, trong thời kỳ đồ đá mới.
 
Viên ngọc trai Abu Dhabi sẽ được trưng bày lần đầu tiên tại triển lãm mang tên "10.000 years of Luxury" (tạm dịch: 10.000 năm xa hoa) bắt đầu khai mạc từ ngày 30-10 tại bảo tàng Louvre Abu Dhabi, một chi nhánh của bảo tàng Louvre nổi tiếng tại Paris (Pháp).
 
Địa điểm khảo cổ ở đảo Marawah gồm các tàng tích của nhiều cấu trúc đồ đá từ thời kỳ đồ đá mới.
 
Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ cũng tìm thất nhiều đồ gốm, hạt cườm làm từ vỏ cứng của động vật và đá cùng nhiều mũi tên làm bằng đá lửa.
 
Giám đốc Cơ quan Văn hóa và du lịch Abu Dhabi Mohamed Al-Muabarak cho biết việc phát hiện viên ngọc trai lâu đời nhất thế giới ở Abu Dhabi là minh chứng cho thấy những hoạt động kinh doanh và văn hóa thời nay có nguồn gốc sâu xa từ những thời xa xưa.
 
Các chuyên gia tin rằng ngọc trai đã được sử dụng để giao thương với vùng Lưỡng Hà - Iraq cổ đại - để đổi lấy đồ gốm và nhiều hàng hóa khác. Ngọc trai cũng đã được sử dụng làm trang sức.
 
Ngành buôn bán ngọc trai từng là một trong những trụ cột của nền kinh tế UAE. Ngành này dần mai một khi ngọc trai Nhật Bản lấn át thị trường và các cuộc xung đột gây tổn hại nền kinh tế thế giới.
 
Thay vào đó, UAE chuyển sang ngành khai thác dầu mỏ và đưa ngành này thành trụ cột kinh tế cho tới ngày nay./.
 
Theo Lê Ánh (TTXVN/Vietnam+)