"Cách mạng công nghiệp 4.0 với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị theo chương trình mới"

  • 12:08 | Thứ Ba, 26/10/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Đó là chủ đề hội thảo khoa học do Trường đại học Quảng Bình tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 26-10 nhân kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập trường (26-10-2006 - 26-10-2021). Hội thảo thu hút nhiều nhà khoa học là các giảng viên đến từ Trường đại học Quảng Bình và các trường đại học, cao đẳng, trường chính trị trong cả nước.
Các đại biểu dự hội thảo tại điểm cầu Trường Đại học Quảng Bình
Các đại biểu dự hội thảo tại điểm cầu Trường đại học Quảng Bình

Hội thảo tập hợp 81 bài tham luận của các nhà khoa học, trong đó có 74 bài được chọn đăng ở kỷ yếu hội thảo. Đây là một công trình lớn quy tụ sức mạnh trí tuệ cả các nhà khoa học, nhà giáo, tập trung vào những vấn đề đặt ra trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị theo chương trình mới với 6 nội dung chính như: đổi mới phương pháp dạy, học tập các môn học: Triết học Mác - Lê-nin, Kinh tế chính trị Mác - Lê-nin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam theo chương trình mới.

Hội thảo cũng thảo luận nhiều nội dung được đặt ra trong công tác giảng dạy các môn lý luận chính trị trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số.

Các đại biểu dự hội thảo tại điểm cầu Trường Đại học Quảng Bình
Các đại biểu dự hội thảo tại điểm cầu Trường đại học Quảng Bình

Một số tham luận được trình bày, thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, như: “Vận dụng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII vào giảng dạy các môn lý luận chính trị” (PGS.TS Trần Đăng Sinh, TS. Nguyễn Thị Vân, Trường đại học Sư phạm Hà Nội), “Blended Learning đối với môn Triết học Mác-Lê-nin trong trường đại học”, (TS. Nguyễn Thị Hồng Phương, Trường đại học Mở, TP. Hồ Chí Minh), “Dạy và học theo phương pháp tích cực đối với môn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong các trường đại học hiện nay” (PGS.TS. Ngô Văn Hà, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng), “Dạy học trực tuyến và kết hợp các học phần lý luận chính trị ở Trường đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương - sự hiện thực hóa triết lý giáo dục hòa hợp, tích cực” (thạc sỹ Trần Trung Chung Trường đại học Thủ Dầu Một)…

Hội thảo cũng tập hợp được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để  hoàn chỉnh bản thảo xuất bản thành sách làm tài liệu nghiên cứu, học tập của giảng viên, nhằm tạo điều kiện cho giảng viên, nhất là đội ngũ giảng viên lý luận chính trị nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng khoa học, thực tiễn, sáng tạo và hiện đại, từng bước thích ứng với những đổi mới của sự phát triển khoa học công nghệ.
 
Nh.  V
 

tin liên quan

TX. Ba Đồn: Gần 17.000 học sinh trở lại trường học trực tiếp

(QBĐT) - Sáng nay, 25-10, các trường học trên địa bàn TX. Ba Đồn mở cửa đón gần 17.000 học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở đi học trực tiếp trở lại.

5 nhà khoa học Việt Nam lọt tốp 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới

Việt Nam có 5 nhà khoa học thuộc top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới, trong đó có ba nhà khoa học liên tiếp lọt danh sách này trong ba năm qua.

Tháng 9-2022, Đại học Quốc gia sẽ đủ điều kiện đón sinh viên học tập tại cơ sở Hoà Lạc

GS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, tháng 9-2022, trường sẽ đủ điều kiện đón sinh viên đến học tập tại cơ sở Hoà Lạc.