.

Vụ cô phạt học sinh 231 cái tát: Hãy dạy trẻ phản biện

.
07:39, Thứ Tư, 28/11/2018 (GMT+7)
Giáo viên phạt học sinh bằng 231 cái tát là quá tàn nhẫn. Nhưng còn học sinh, các em cần được học những kỹ năng gì để không bị bạo hành trong trường học?
Học sinh TP.HCM tập thuyết trình và phản biện với nhau trong giờ học chính khóa. Hiện nay, một số trường phổ thông công lập ở TP đã đổi mới phương pháp giảng dạy để tránh kiểu giáo dục một chiều - Ảnh: H.HG.
Học sinh TP.HCM tập thuyết trình và phản biện với nhau trong giờ học chính khóa. Hiện nay, một số trường phổ thông công lập ở TP đã đổi mới phương pháp giảng dạy để tránh kiểu giáo dục một chiều - Ảnh: H.HG.
Chúng tôi đã thử hỏi 30 học sinh lớp 6 ở các quận 1, 3, Bình Tân (TP.HCM) với tình huống của 231 cái tát thì 14/30 học sinh trả lời: "Sẽ không ngồi im cho bạn tát, sẽ tìm cách đi ra khỏi lớp để cầu cứu những người lớn trong trường như thầy cô giáo bộ môn, hiệu trưởng, hiệu phó... bằng những cớ như "xin cô cho đi vệ sinh rồi ra ngoài la toáng lên để mọi người trong trường đến cứu mình".
 
Hoặc "Em sẽ vùng chạy ra khỏi lớp"! 16/30 học sinh còn lại trả lời bằng những nụ cười ngại ngần: "Em cũng chưa biết mình sẽ làm gì vì chưa hề nghĩ đến việc này", "Em cũng không biết phải làm sao nữa", "Chắc phải chịu phạt thôi vì mình có lỗi mà"...
 
Giáo dục một chiều
 
Với câu hỏi: "Nếu là một trong 23 học sinh bị cô giáo bắt phải tát bạn 10 cái thật đau, em sẽ làm gì?" thì 15 học sinh cho biết sẽ không làm như vậy vì "Tự nhiên đi đánh bạn là sai", "Em sẽ không đánh vì như vậy rất tội nghiệp bạn", "Em có ghét bạn đâu mà đánh bạn".
 
Nhưng với việc bị ép thì sao? Câu trả lời của các em khá giống nhau: nếu vẫn bị ép phải tát bạn thì sẽ tìm cách ra ngoài và tìm thầy/cô hiệu trưởng. 15/30 em còn lại trả lời sẽ phải tát bạn vì cô giáo yêu cầu thì cứ làm thôi.
 
ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh
ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh
ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh - giảng viên Trường phát triển tài năng và tính cách John Robert Power - cho rằng nguyên nhân sâu xa của sự việc 231 cái tát là tất cả học sinh không dám phản ứng chính là hậu quả của thói quen giáo dục một chiều. 
 
Trong đó, cấp trên chỉ đạo - cấp dưới biết sai vẫn làm theo; ban giám hiệu chỉ đạo, giáo viên thấy khó thực hiện vẫn gật đầu tuân thủ; cô giáo bắt học trò tát bạn, học sinh khó chịu vẫn cố gắng thực hiện... 
 
Thông tin báo chí tường thuật rằng có học sinh vừa tát bạn vừa khóc, có em hỏi cô có tát nữa không... tức là trong lòng học sinh có điều trắc ẩn nhưng không dám cãi lại cô chủ nhiệm.
 
Theo ThS Thụy Anh, ngay từ nhỏ học sinh đã được yêu cầu nghe theo, làm theo lời giáo viên mà không được phép có ý kiến. Ở nhà cũng vậy. Nhiều phụ huynh bắt buộc con mình phải răm rắp làm theo lời người lớn, dần dần thành thói quen không dám có chính kiến phản biện lại những điều mà mình cho là không đúng.
 
Trong bối cảnh như hiện nay, để con em ít bị ảnh hưởng bởi kiểu giáo dục một chiều thì các phụ huynh hãy tự "cứu" con mình trước: dạy con cách tư duy phản biện và kỹ năng giao tiếp. Khi gặp những sự cố hoặc những vụ việc không hài lòng, trẻ sẽ biết trình bày, phản biện lại để bản thân mình không phải làm (hoặc không phải chịu đựng) những điều không mong muốn".
 
ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh

 

 

 

 

 
Tạo cơ chế lắng nghe
 
Ở TP.HCM hiện nay, nhiều phụ huynh đã dạy con tập phản biện ngay từ nhỏ. ThS Thụy Anh nêu ví dụ: "Muốn con ăn cơm thì phụ huynh đưa cho con 2 lựa chọn, ăn ngay thì chiều con sẽ được xem bộ phim mà con thích và ăn món kem rất ngon. Ngược lại thì con không được gì cả. 
 
Họ tập cho trẻ lựa chọn và hiểu được lựa chọn đó của mình sẽ đi kèm với hậu quả nào. Hoặc khi con vòi vĩnh một việc gì đó thì phụ huynh sẽ yêu cầu con trình bày những lý do để thuyết phục cha mẹ chứ không áp đặt theo kiểu phải làm theo vì được yêu cầu". 
 
Có lẽ vì những phân tích trên của ThS Thụy Anh mà kết quả cuộc khảo sát "bỏ túi" của chúng tôi có dấu hiệu khá tích cực: 50% học sinh không đồng tình và không đứng chịu trận cho bạn đánh, cũng không chịu đánh bạn theo yêu cầu của giáo viên.
 
Quay trở lại vụ 231 cái tát, cô Nguyễn Thị Thanh Thủy - giáo viên môn GDCD Trường THCS Đức Trí, quận 1, TP.HCM - chia sẻ: "Không nên trách học sinh trong vụ này vì chính những "người lớn" đã tạo ra "cơ chế" cho các em hành xử như vậy. 
 
Theo thông tin báo chí thì trước em N. đã có một số em bị phạt giống như vậy. Tôi cũng thắc mắc: sự việc diễn ra trong nhiều ngày như thế mà sao học sinh không kể cho phụ huynh nghe?". 
 
"Tôi cho rằng Trường THCS Duy Ninh chưa tạo được cơ chế lắng nghe và các phụ huynh lớp 6/2 cũng chưa thực sự gần gũi, quan tâm và thường xuyên nói chuyện với con cái" - cô Thủy nhận định.
 
Cô Thủy kể: "Năm học này, tôi làm công tác chủ nhiệm học sinh lớp 6, chỉ cần trong ngày ở lớp diễn ra sự việc nào hơi bất thường thì ngay buổi tối hôm đó phụ huynh đã biết được và trao đổi với tôi ngay. Như vậy, việc đầu tiên là phụ huynh phải tạo được niềm tin để con sẵn sàng tâm tình, sẻ chia những lo lắng, tâm tư... của mình. 
 
Trong nhà trường cũng vậy, khi học sinh có điều không hài lòng, bức xúc với giáo viên chủ nhiệm thì các em phải gặp ai để giãi bày? Nếu không giãi bày được trực tiếp thì nhà trường có thùng thư "Điều em muốn nói" (chỉ hiệu trưởng được đọc thư này) hay không?...".
 
Theo HOÀNG HƯƠNG (Tuổi trẻ)
,
  • Mang hơi ấm đến cho học sinh mầm non vùng cao Minh Hoá

    (QBĐT) - Nhằm chia sẻ cùng giáo viên và học sinh các trường mầm non vùng cao Minh Hoá khi mùa đông đã cận kề, thông qua Báo Giáo dục và Thời đại, nhiều tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ tấm thảm xốp lót nền, trang bị tại các phòng học để các cháu mầm non có chỗ ngồi học, chơi và ngủ trưa ấm áp…

    27/11/2018
    .
  • Miễn học phí nhưng phải kiểm soát được phụ phí

    Việc miễn học phí cho trẻ mầm non và cấp THCS nên thực hiện ở những vùng miền khó khăn trước, có sự cân đối ngân sách và kèm theo kiểm soát phụ phí.
     
    27/11/2018
    .
  • Sở Giáo dục-Đào tạo báo cáo vụ việc cô chủ nhiệm giáo dục học sinh bằng 231 cái tát

    (QBĐT) - Chiều 26-11, lãnh đạo Công an huyện Quảng Ninh cho biết, đã ký quyết định khởi tố vụ án "Tội hành hạ người khác" theo điều 140 Bộ luật Hình sự để điều tra vụ việc một học sinh bị cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Phương Thuỷ chỉ đạo cả lớp tát 231 cái phải nhập viện điều trị.

    26/11/2018
    .
  • Cô giáo phạt trò 231 cái tát: Cần rà soát đội ngũ

    Vụ cô giáo phạt tát học sinh 231 cái cho thấy giáo viên thiếu sự đồng cảm, thiếu cả kiến thức về tâm lý trẻ em và hành xử không đúng về mặt sư phạm.
     
    26/11/2018
    .
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng về việc giáo viên phạt tát học sinh 231 cái

    Liên quan đến sự việc em H.L.N, học sinh lớp 6.2, Trường trung học cơ sở xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình phải nhập viện vì bị phạt 231 cái tát, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin về sự việc, Bộ đã yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình kiểm tra, xử lý và có báo cáo sớm nhất về Bộ. 
     
    25/11/2018
    .
  • Tạm đình chỉ cô chủ nhiệm giáo dục học sinh bằng 231 cái tát vào má

    (QBĐT) - Trong những ngày gần đây trên địa bàn huyện Quảng Ninh, dư luận, đặc biệt là phụ huynh học sinh đang hoang mang lo lắng về sự việc một học sinh lớp 6 của trường THCS trên địa bàn bị cô giáo chủ nhiệm bắt cả lớp tát tổng cộng 231 cái vào má khiến em này phải nhập viện.
     
    24/11/2018
    .
  • [Video] Pháp bất ngờ tăng học phí 16 lần với sinh viên quốc tế

    Kế hoạch "Welcome to France" với nhiều biện pháp, bao gồm việc tăng học phí 16 lần đối với sinh viên ngoài châu Âu mới được Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đưa ra nhằm thu hút sinh viên nước ngoài đến Pháp du học.

    23/11/2018
    .
  • Chuyện 'trồng người' ở Trường Sơn

    (QBĐT) - Thực hiện chủ trương xóa dần "điểm trắng" về bậc học mầm non (MN) tại các thôn, bản do chính quyền xã Trường Sơn và Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Quảng Ninh đề ra, bước vào năm học 2018-2019, Trường MN Trường Sơn quyết định mở thêm một điểm trường học để tạo điều kiện cho toàn bộ trẻ em từ 3 đến 5 tuổi ở hai bản PLoang và Rìn Rìn được tới lớp học tập. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của địa phương khó khăn nên điểm trường này đang phải tá túc tạm thời ở nhà văn hoá bản PLoang.

    23/11/2018
    .