.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo:

Luồng gió mới từ Nghị quyết 29

.
07:03, Thứ Ba, 20/11/2018 (GMT+7)
(QBĐT) - Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của BCH Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành Giáo dục-đào tạo Quảng Bình đã có những bước tiến quan trọng. Nghị quyết 29 như một luồng gió mới làm thay đổi diện mạo các ngôi trường từ miền xuôi lên miền ngược và cả những vùng đặc biệt khó khăn, tạo cơ hội học tập cho mọi người dân trên địa bàn toàn tỉnh.
 
Những chuyển động tích cực
 
5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29, ngành Giáo dục-đào tạo (GD-ĐT) Quảng Bình đã có những chuyển động tích cực. Rõ nét nhất là hệ thống trường, lớp, từ bậc học mầm non (MN) đến THPT được quy hoạch, đầu tư, phát triển; chất lượng GD-ĐT được giữ vững và từng bước được nâng lên. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục được củng cố, kiện toàn, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý, công tác dạy và học.
 
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy-học ở các nhà trường tiếp tục được đầu tư theo hướng đồng bộ và hiện đại. Công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập được đẩy mạnh, tạo được sự chuyển biến tích cực để thu hút các nguồn lực của xã hội cho giáo dục, góp phần phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà.
 
Đồng chí Đinh Quý Nhân, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết: 5 năm qua, cùng với việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước về đổi mới GD-ĐT, toàn ngành tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD-ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.
 
Các trường học đã có sự chuyển biến trong quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống, vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn… đã được các nhà trường quan tâm đúng mức. Nội dung giảng dạy đã được cải thiện để phù hợp với mục tiêu giáo dục, ngoài việc cung cấp kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng, các hoạt động trải nghiệm, thực hành, các nội dung giáo dục truyền thống quê hương đất nước đã được chú trọng. Các tiết dạy trên lớp của giáo viên (GV) đã hạn chế được tình trạng nhồi nhét kiến thức để tăng cường các hoạt động thực hành phù hợp với mỗi môn học.
 
Phương pháp giáo dục cũng đã được đổi mới để phù hợp với quan điểm đổi mới sâu sắc và toàn diện GD-ĐT. Các kỹ thuật dạy học tích cực được áp dụng vào quá trình giảng dạy trên lớp. Trong quá trình giảng dạy, GV đã chú ý hơn trong việc phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu của học sinh (HS) nhằm tạo cho HS thái độ chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức; tích hợp các nội dung giáo dục đã được phát huy đúng mức và bảo đảm không gây quá tải cho người học. 
Ngành GD-ĐT Quảng Bình đã và đang nỗ lực triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 29.
Ngành GD-ĐT Quảng Bình đã và đang nỗ lực triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 29.
Cùng với đó, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho HS ngày càng được chú trọng.
 
Các nhà trường đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống thông qua giảng dạy tích hợp vào các môn học, hay tổ chức các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng các câu lạc bộ phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị, nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh cho HS; thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho HS, quan tâm giáo dục đối với HS có hoàn cảnh đặc biệt.
 
Đồng thời, xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, hội-đoàn thể, chính quyền địa phương, nhất là tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác tuyên truyền, quản lý, giám sát và giáo dục HS để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả tình trạng bạo lực học đường.
 
Nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong trường học được tăng cường; bảo đảm an toàn tuyệt đối về thể chất, tinh thần cho nhà giáo và HS trong các cơ sở giáo dục.
 
Đặc biệt, công tác giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã đạt được những kết quả quan trọng: mạng lưới trường lớp ở vùng DTTS, miền núi đã được tăng cường đầu tư, phát triển khá đồng bộ; các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới đã có trường, lớp MN, tiểu học; các xã đã có trường THCS; các huyện đã có trường THPT; các trung tâm học tập cộng đồng được thành lập ở các huyện, xã, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS có cơ hội tiếp cận với các kiến thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật.
 
Chất lượng giáo dục cũng có sự chuyển biến, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng qua từng năm, góp phần tạo nguồn nhân lực cho vùng DTTS. Tính đến nay, toàn tỉnh có 5 trường phổ thông dân tộc nội trú và 11 trường phổ thông dân tộc bán trú. Các đơn vị trường học vùng DTTS đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học.
 
Chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở vùng đặc biệt khó khăn có đồng bào DTTS sinh sống cũng tăng lên đáng kể, rút ngắn khoảng cách chênh lệch so với vùng có điều kiện thuận lợi theo từng năm. Nếu như năm 2013, độ chênh lệch tỷ lệ thanh thiếu niên 15-18 tuổi tốt nghiệp THCS giữa huyện Minh Hóa và TP. Đồng Hới là 16,3% ; thì đến năm 2017, độ chênh lệch này chỉ còn 7,97%.
 
Với những kết quả đạt được, 5 năm qua, ngành GD-ĐT Quảng Bình liên tục được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học; năm 2015 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba; năm 2018 được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua.
 
Khó khăn và những việc cần làm để tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 29
 
Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29, ngành GD-ĐT Quảng Bình vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định, đó là mạng lưới trường lớp, quy mô phát triển vẫn còn hạn chế, bất cập, nhất là đối với giáo dục mầm non (MN). Việc thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, với định biên 2,05 GV/lớp; 2,3 GV/nhóm trẻ đang là vấn đề khó cho các trường MN trong bố trí đội ngũ thực hiện nhiệm vụ năm học. Kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách cho cô nuôi ở các trường tổ chức bán trú khó khăn, nhất là đối với các đơn vị thuộc vùng miền núi, vùng bãi ngang, ven biển bởi nguồn kinh phí trả lương cho lực lượng này huy động từ phụ huynh.
 
Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đối với giáo dục phổ thông vẫn còn không ít khó khăn. Chất lượng đại trà đã có sự tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu hiện nay về bảo đảm mục tiêu giáo dục. Chất lượng giáo dục giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn vẫn có sự chênh lệch đáng kể…
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trao bằng khen của Bộ GD-ĐT cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc trong năm học 2017-2018.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trao bằng khen của Bộ GD-ĐT cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc trong năm học 2017-2018.
Theo Giám đốc Sở GD-ĐT Đinh Quý Nhân, để tiếp tục triển khai Nghị quyết 29 hiệu quả hơn trong giai đoạn tới, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên, HS và phụ huynh HS trong việc đổi mới giáo dục, nhất là đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy-học; thi, kiểm tra, đánh giá kết quả GD-ĐT. Thực hiện quy hoạch, sắp xếp mạng lưới các cơ sở GD-ĐT, trong đó, chú trọng công tác quy hoạch theo hướng tập trung để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng, giảm tối đa các điểm trường lẻ đóng rải rác ở các thôn, bản; chú trọng phát triển các trường ngoài công lập ở những vùng có điều kiện kinh tế phát triển.
 
Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS, giáo dục HS phát triển hài hòa về kiến thức và phẩm chất. Coi trọng việc “dạy chữ” và “dạy người”; chú trọng giáo dục hình thành và phát kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi, với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Đặc biệt, cần xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng; rà soát và từng bước sắp xếp lại đội ngũ bảo đảm hợp lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và chương trình, sách giáo khoa mới.
 
Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hoá, huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục, trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng kiên cố hóa, đồng bộ hóa, hiện đại hóa, trước mắt, xóa phòng học tạm, học nhờ; trang cấp đồ dùng, thiết bị đáp ứng yêu cầu cơ bản phục vụ công tác giáo dục, dạy học, chú trọng đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng DTTS; tạo cơ chế đầu tư, ưu đãi về đất đai, vốn, cho thuê cơ sở vật chất để phát triển giáo dục ngoài công lập.
 
Nội Hà
,
  • 183 nhà giáo tiêu biểu và những câu chuyện cảm động về nghề

    Tối 18-11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn giáo dục Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình "Thay lời tri ân" nhằm ghi nhận và tôn vinh các thầy cô giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc đã vượt khó vươn lên, đóng góp cho những thành công của giáo dục nước nhà. 
     
    19/11/2018
    .
  • Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng 3 giáo viên có thành tích xuất sắc

    (QBĐT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh đã quyết định khen thưởng 3 cá nhân đạt thành tích xuất sắc tại hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2018.

    19/11/2018
    .
  • Quỹ Thiện Tâm trao học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo Quảng Bình

    (QBĐT) - Trong hai ngày 17 và 18-11, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn Vingroup, ngành Giáo dục-Đào tạo và Hội Khuyến học cấp huyện tổ chức trao học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học giỏi của 8 huyện, thành phố, thị xã.

    18/11/2018
    .
  • Lan toả phong trào thi đua 'Giỏi việc trường, đảm việc nhà'

    (QBĐT) - Phong trào thi đua "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" trong lực lượng lao động nữ ngành Giáo dục-đào tạo đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, ngày càng đi vào chiều sâu, được nữ cán bộ, nhà giáo và người lao động trong ngành hưởng ứng tích cực. 

    16/11/2018
    .
  • Nghiêm cấm ép buộc, gợi ý học sinh đăng ký học thêm dưới mọi hình thức

    (QBĐT) - Thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh cho biết, để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT), thực hiện các khoản thu khác trong cơ sở giáo dục công lập...

    16/11/2018
    .
  • Học sinh Singapore tìm hiểu văn hóa Việt Nam

    (QBĐT) - Nằm trong chuỗi hoạt động tìm hiểu, giao lưu văn hóa tại Việt Nam, ngày 15-11, Trường trung học Yisun (Singapore) đã có chuyến thăm và giao lưu tại Hệ thống giáo dục Chu Văn An (Đồng Hới).

    16/11/2018
    .
  • Chính thức khởi công xây dựng đại học quốc tế VinUni

    Sáng ngày 14-11, Tập đoàn Vingroup đã chính thức động thổ xây dựng Trường đại học VinUni. Đây là bước tiếp theo nhằm hiện thực hóa khát vọng tạo đột phá trong chất lượng giáo dục đại học, hướng tới đẳng cấp quốc tế của Tập đoàn Vingroup thông qua việc thành lập Đại học VinUni, hoạt động theo mô hình trường tư thục phi lợi nhuận. Trường dự kiến khai giảng năm 2020.
     
    15/11/2018
    .
  • Phụ huynh cho con nghỉ học vì… trường quá xa

    (QBĐT) - Cho rằng chủ trương chuyển học sinh từ điểm lẻ về điểm trường trung tâm (thuộc Trường tiểu học Quảng Châu) là chưa hợp lý, hàng chục học sinh lớp 1, 2 ở thôn Hòa Lạc và Đất Đỏ, thuộc xã Quảng Châu (Quảng Trạch) đã bị phụ huynh cho nghỉ học.

    15/11/2018
    .