.

ĐBQH kiến nghị làm rõ hiệu quả sử dụng 20% ngân sách cho giáo dục

.
06:50, Thứ Năm, 25/10/2018 (GMT+7)
Đại biểu Quốc hội Ngô Thị Minh kiến nghị làm rõ hiệu quả và trách nhiệm khi sử dụng 20% ngân sách dành cho giáo dục.
 
Tại phiên thảo luận ở tổ về các vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước hằng năm và giữa kỳ diễn ra sáng 24-10 trong khuôn khổ kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đoàn Quảng Ninh kiến nghị, Quốc hội cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó, ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục được thực hiện hiệu quả như thế nào. 
Bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
Bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
Theo bà Ngô Thị Minh, trong kỳ họp trước, Bộ GD-ĐT đã có báo cáo số 370 đề cập rõ, Bộ quản lý không quá 5% số tiền trong số 20% ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục. Còn lại số tiền đầu tư như thế nào cho giáo dục thì Bộ GD-ĐT khó có thể nắm rõ và quản lý được.
 
“Nếu số tiền ngân sách đầu tư cho giáo dục sử dụng lãng phí, không hiệu quả thì Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính hay cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm?”, bà Minh đặt câu hỏi.
 
Hơn nữa, ở khoản 2, điều 58 của Luật Giáo dục lại giao thẩm quyền tuyển dụng cho hiệu trưởng của các trường học nhưng trên thực tế lại không phải như vậy.
 
Khi chúng ta có Luật Viên chức, vai trò của Bộ Nội vụ cũng rất quan trọng nhưng thực tế, tuyển giáo viên không thể như tuyển viên chức được. Thực tế, hiện nay có nhiều vấn đề bất cập như tuyển giáo viên như kiểu tuyển viên chức, thừa thiếu giáo viên chưa thể khắc phục được.
 
Sĩ số 70 học sinh/lớp, giáo viên không thể chịu trách nhiệm về chất lượng
 
Ngoài việc làm rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành đối với việc quản lý ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục, bà Ngô Thị Minh còn lưu ý đến việc quan tâm hơn đến nguồn nhân lực chất lượng cao. Nếu chính sách của chúng ta chưa điều chỉnh kịp thời thì việc thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao còn chưa được tháo gỡ mà còn trầm trọng hơn.
 
Theo bà Minh, các cơ sở giáo dục như một tế bào. Nếu mỗi tế bào mạnh thì chất lượng giáo dục mới có thể phát triển mạnh mẽ  được. Tuy nhiên, tế bào này đang có vấn đề, nhất là ở bậc học phổ thông và mầm non.
 
Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất lớn và đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Thế nhưng, hiện nay, ở nhiều cơ sở giáo dục đang có tình trạng dồn ghép các điểm trường. Sĩ số học sinh đang quá đông, không chỉ diễn ra ở các tỉnh, thành phố lớn mà còn diễn ra ở nhiều tỉnh, thành. Có giáo viên phản ánh là phải giảng dạy ở một lớp học có sĩ số quá đông, lên tới 60-70 học sinh thì khó đảm bảo chất lượng đào tạo và không thể chịu trách nhiệm về chất lượng được.
 
Ngành giáo dục đã đưa ra chuẩn về sĩ số lớp học như số học sinh/lớp, số m2/học sinh nhưng nhiều địa phương, trường học không thực hiện theo tiêu chí này thì ai là phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
 
Bà Ngô Thị Minh cho rằng, để đảm bảo chất lượng giáo dục không chỉ ngành Giáo dục có thể làm được mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các ngành khác. Ví dụ ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục có tính chi phí trên mỗi học sinh hay không, số lượng người chuyển đến ở một số địa phương ngày một đông thì trách nhiệm quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương đó như thế nào.
 
Hiện nay, có tới 90% giáo viên đang giảng dạy ở các trường công lập và hầu hết các chính sách đều thu hút giáo viên, học sinh vào các trường công lập. Vì thế, 20% ngân sách của Nhà nước đầu tư cho giáo dục khó có thể đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo.
 
Đối với giáo viên, hiện nay, ở bậc Mầm non, chúng ta còn thiếu 34.000 giáo viên. Tuy nhiên, việc giảm biên chế giáo viên hiện nay là chưa thể thực hiện đáp ứng được việc nâng cao chất lượng giáo dục.
 
Để giải quyết bài toán nâng cao chất lượng giáo dục, theo bà Ngô Thị Minh, các địa phương cần phải tính toán có quỹ đất thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trường ngoài công lập phát triển.
 
“Những bất cập hiện nay rất mong Quốc hội, Chính phủ tập trung tháo gỡ và làm rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành thì mới có thể giải quyết được bài toán về nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có nhân lực của ngành Giáo dục’, bà Ngô Thị Minh đề xuất./.
 
Theo Bích Lan/VOV.VN
,
  • Bộ GD-ĐT đổi mới cơ chế thu học phí

    Một trong nhóm vấn đang được Bộ GD-ĐT thực hiện là đổi mới cơ chế học phí. Mức thu học phí được xác định theo lộ trình tính đúng, tính đủ theo quy định.
     
    24/10/2018
    .
  • Trường tiểu học Lộc Ninh: Nhân tố mới trong công cuộc trồng người

    (QBĐT) - Trong nhiều năm qua, với truyền thống hiếu học và chú trọng phong trào xã hội hóa giáo dục, xã Lộc Ninh (TP. Đồng Hới) đã huy động các nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất và tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Nhờ vậy, từ một trường đạt mức trung bình, Trường tiểu học (TH) Lộc Ninh đã nỗ lực vươn lên về mọi mặt và trở thành lá cờ đầu cấp TH toàn tỉnh.

    22/10/2018
    .
  • Quyết tâm nâng cao chất lượng dạy và học bậc phổ thông

    (QBĐT) - Những năm qua, với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành, cùng sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh…, ngành giáo dục Quảng Bình đã có sự chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

    22/10/2018
    .
  • Thành tích 'khủng' của học sinh Việt Nam tham dự Olympic Quốc tế 2018

    Trong jỳ thi Olympic Quốc tế và khu vực năm 2018, học sinh Việt Nam đã đoạt 13 huy chương vàng, 14 huy chương bạc và 11 huy chương đồng.
     
    20/10/2018
    .
  • Ban hành nghị định bổ sung thêm đối tượng được miễn học phí

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 145/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2-10-2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
     
    19/10/2018
    .
  • Tuyên dương nữ nhà giáo 'Giỏi việc trường, đảm việc nhà'

    (QBĐT) - Thiết thực kỷ niệm 88 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, sáng nay (18-10), Sở Giáo dục-Đào tạo và Công đoàn ngành Giáo dục Quảng Bình đã tổ chức gặp mặt nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" giai đoạn 2015-2018.

    18/10/2018
    .
  • 5 năm đổi mới giáo dục: Thế giới ấn tượng về sự phát triển ở Việt Nam

    Ngân hàng Thế giới khẳng định 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc.
     
    18/10/2018
    .
  • Đại học rục rịch thay đổi phương thức tuyển sinh 2019

    Nhiều trường đại học cho biết đang xây dựng kế hoạch, đề án tuyển sinh 2019 với một số điều chỉnh về phương thức nhưng sẽ không gây xáo trộn nhiều, tránh ảnh hưởng đến thí sinh.
     
    17/10/2018
    .