Đất và người Quảng Bình
icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục
Quảng Ninh:

Trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh "Khu Ba Miếu" cho xã Hiền Ninh

  • 12:56 | Thứ Hai, 24/04/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Sở Văn hóa-Thể thao vừa trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh “Khu Ba Miếu” cho xã Hiền Ninh (Quảng Ninh).
Sở Văn hóa-Thể thao trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh “Khu Ba Miếu” cho xã Hiền Ninh
Sở Văn hóa-Thể thao trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh “Khu Ba Miếu” cho xã Hiền Ninh.

Di tích Khu Ba Miếu ở thôn Trường Dục, xã Hiền Ninh. Đây chính là nơi thờ tự ba ngài tiền hiền khai khẩn đất đai lập ra làng Trường Dục ngày nay-là ba vị tiên tổ của 3 dòng họ, gồm: Họ Trương, họ Lê và họ Hoàng (Trương Quý Công, Lê Quý Công, Hoàng Quý Công) được vua sắc phong Thành hoàng bổn thổ. 

Di tích Khu Ba Miếu có lịch sử xây dựng từ lâu đời và được tôn tạo nhiều lần. Sơ khai, di tích được dựng ở đông Cồn di xứ (đồng ruộng Cồn ở phía đông của làng). Vật liệu làm nên miếu chủ yếu là gỗ, tre, tranh nứa.
 
Đến đầu thế kỷ XIX, di tích được dời về phía Tây Bắc của làng Trường Dục. Dưới thời nhà Nguyễn, di tích được xây dựng lại có quy mô lớn hơn. Vật liêu xây dựng là đá liếp, gạch, vôi vữa.
 
Ba miếu được xây ngang hàng nhau. Mái được thiết kế hai tầng, lợp bằng ngói liệt. Các mái uốn cong hình đầu đao trên có gắn rồng, đỉnh mái gắn lưỡng long chầu nguyệt. Trải qua thời gian, khí hậu khắc nghiệt, di tích xưa đã bị xuống cấp.
 
Năm 2008, nhân dân trong làng đã góp công và kinh phí xây dựng, tôn tạo lại Khu Ba Miếu với diện mạo khang trang những vẫn giữ nguyên nét cổ kính, có khuôn viên, hàng rào bảo vệ. 
 
Đây là nơi diễn ra các lễ hội truyền thống và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Đó là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại giúp cho thế hệ hôm nay hiểu được công lao của ông cha và tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.
 
Hiện nay, di tích được chính quyền địa phương và nhân dân quản lý, bảo vệ tốt và được UBND tỉnh xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh.
Nh.V

tin liên quan

Bài 2: Để các di tích phát huy giá trị

(QBĐT) - Những năm qua, huyện Quảng Ninh đã có nhiều chính sách, tập trung nguồn lực để làm tốt việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn.

Bài 1: Khó khăn trong quản lý, bảo tồn di tích

(QBĐT) - Thời gian qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn được huyện Quảng Ninh quan tâm thực hiện.

Chuông chùa An Lang

(QBĐT) - Dù ngôi chùa làng đã hoang tàn, đổ nát nhưng người dân thôn Lâm Lang, xã Châu Hóa (Tuyên Hóa) vẫn còn lưu giữ được cổ vật quý giá, đó chính là "An Lang tự chung".