.

Hồi ức tuổi 92

.
14:43, Thứ Hai, 03/12/2018 (GMT+7)
(QBĐT) - Sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 6 anh em trai chúng tôi cùng với gia đình về thăm quê Minh Lệ, xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) và làm lễ vinh quy bái tổ.
 
Trước hết, chúng tôi đến 4 miếu thờ Đức Thành hoàng ở Minh Lệ và 4 thần tổ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần để thắp nén hương tạ ơn các vị thần tổ đã ban phước lành an cư lạc nghiệp cho nhân dân.
 
Tiếp đó, chúng tôi vào viếng nghĩa trang liệt sĩ của xã, thắp nén hương mà tay run run, mắt nhòa lệ khi thấy tên của anh em, bạn bè, bà con thân thiết tuổi đời, tuổi quân còn trẻ quá.
 
Trong số liệt sĩ này, Nguyễn Hoàng Lưu nguyên là đội viên Đội Thiếu niên Tiền Phong xóm Tây đi bội đội ở Thanh Hóa, chiến đấu ở Hồi Xuân La Hán, sau về pháo binh đã sáng tạo một cái thước Logarit vòng tròn được thế giới ca ngợi vì nếu tính toán phải mất 3 tiếng mới đem viên đạn vào mục tiêu, nhưng nhờ thước này chỉ cần 2-3 phút là đã hoàn thành trận bắn.
 
Nhờ thước này, tôi đã chỉ huy pháo binh giành được giải nhất pháo binh toàn quân loại dã pháo 85 li nòng dài bắn được 15-16 cây số. Nguyễn Hoàng Lưu giành giải nhất toàn quân sơn pháo 75 li. Đặc biệt, Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đặc cách cho Nguyễn Hoàng Lưu đi học ở Nga nhưng anh vẫn tiếp tục đi chiến đấu và đã hy sinh ở Dầu Tiếng.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trao giải nhất thi bắn pháo binh toàn quân cho ông Huỳnh Thúc Cẩn.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trao giải nhất thi bắn pháo binh toàn quân cho ông Huỳnh Thúc Cẩn.
Tại nghĩa trang, tôi đi tìm mộ liệt sĩ Bếp Giạo, nguyên lính khố đỏ đã chiến đấu ngày đầu tiên quân Pháp đổ bộ vào chợ Mới. Ông đã dùng vũ khí thô sơ diệt được một số lính Pháp nhưng sau đó, ông đã hy sinh anh dũng, trở thành liệt sĩ đầu tiên của dân quân làng Minh Lệ.
 
Từ xa, chúng tôi đã nhận ra xóm Tây, nơi chôn rau cắt rốn, dù cho những dấu xưa không còn nhiều. Quây quần bên nhau vòng trong vòng ngoài, các cụ ôn lại chuyện xưa, thanh niên nam nữ cũng chen lấn, góp vài câu chuyện rôm rả.
 
Ông Nguyễn Nghiền, người cao tuổi bậc đàn anh, người đã tham gia cách mạng trước ngày khởi nghĩa, về sau nhập ngũ đi chiến đấu, đến nắm tay tôi tỏ lòng mến phục: “Chào Tư lệnh Đội Thiếu niên Minh Lệ”.
 
Rồi ông kể tiếp: "Ngày 18-4-1947, khi cánh quân Pháp từ Cao Mại theo đường rừng tiến về Đồng Hòa để về đồn Minh Lệ, chúng tôi gồm 5,6 người, có cả Cẩn, trên đường đi tuyên truyền kháng chiến bị giặc Pháp vây bắt.
 
Cẩn đã rỉ tai từng người bí mật vứt tài liệu không cho địch bắt được và đặt tên giả cho mỗi người. Ai cũng phải biết và thuộc tên nhau để khai cho đúng khi địch tra khảo. Tên giả của Cẩn là Thắng, anh Trình là Lợi, Đản có tên là Thuận, Nghiền là Kiện.
 
Đúng như dự kiến, địch dẫn chúng tôi về đồn đánh đập, bắt giam, không cho ăn uống, bắt cung khai, hết tây đánh đập đến bọn nguỵ đấm đá và dùng roi đập dã man, nhưng kết quả cuối cùng chúng không thu được gì. Tranh thủ lúc bị chúng giam nắng giữa đồn trên đồi cao Minh Lệ, tôi đã vẽ được chính xác sơ đồ bố trí binh lực, hoả lực của Pháp.
 
Sau này, tôi đã giao tận tay bản đồ này cho đồng chí Đồng Sĩ Nguyên (tức là anh Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Sĩ Đồng, trước là bạn cùng lớp ở trường Thọ Linh, lúc này làm Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch đổi tên thành Đồng Sĩ Nguyên) làm căn cứ cụ thể trước cho cuộc tấn công. Đêm 16-8-1947,  du kích Minh Lệ phối hợp với bộ đội địa phương diệt 13 tên Pháp và 30 tên nguỵ ngay tại nơi chúng đã giam tôi". 
 
Mọi người xúm lại trò chuyện ngày càng đông vui. Thầy giáo Quế đã nghỉ hưu, bận bịu công việc phục vụ nhà thờ họ Nguyễn cũng nán lại để tham gia câu chuyện. Ông kể: "Bác Cẩn Tổng tư lệnh thiếu niên của ta đã phái tổ của tôi đột nhập vào chỉ huy sở để tập trận cả hai bên.
 
Dù được báo trước nhưng đại đội này vẫn bị bất ngờ, xin chịu thua vì đội thiếu niên đã bí mật vào nấp sau bàn thờ của nhà dân để bắt sống chỉ huy". Cụ Nọng, trung tá công an đã nghỉ hưu mồm móm mém không còn 1 chiếc răng nào, đã từng là người chỉ huy một mũi tập trận ở xóm Bắc, tay bắt mặt mừng nhắc lại những cuộc vây bắt kẻ gian, những đêm tập trận của thời non trẻ.
 
Sau 2 năm chiến tranh ở Minh Lệ (3-1947- 12-1948), đồng chí Đồng Sĩ Nguyên, Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch và đồng chí Võ Thúc Đồng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình thống nhất cử ông Ngô, ông Xừ đi báo cáo điển hình tại đại hội tổng kết kháng chiến của Liên khu 4 do ông Hồ Tùng Mậu, Chủ tịch và Hoàng Văn Diệm, Phó Chủ tịch chủ trì tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Báo cáo của ông Ngô và ông Xừ được đánh giá cao và hoan nghênh nhiệt liệt.
 
Ông Thanh, người thay tôi phụ trách đội thiếu niên khi tôi đi bộ đội đề nghị tổ chức một buổi họp mặt để ôn lại chuyện xưa, ôn lại truyền thống của đội cho con cháu sau này biết được những hoạt động cách mạng của cha ông. Tất cả mọi người đồng thanh nhất trí.
 
Nay đã bước vào tuổi 92, do tuổi già sức yếu tôi không đi lại được. Các bạn cũ ở Đội Thiếu niên tiền phong từ chỗ 60,70 người đến nay chỉ còn vẻn vẹn độ 6,7 người. Tôi xin gửi tặng các bạn đội viên thiếu niên ngày xưa dù đã mất hay còn những dòng thơ, cũng là dòng cảm xúc của tôi:
 
Lúc trẻ, đội ta hăng đánh Pháp
Tuổi già, việc xã vẫn say mê
Tận trung với nước bao tâm huyết
Chí hiếu vì dân thỏa nguyện thề
 
Huỳnh Thúc Cẩn
,
  • Đền thiêng trên đường 20

    (QBĐT) - Nguyễn Tứ Vỵ, Trưởng ban quản lý Đền tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ (AHLS) đường 20-Quyết Thắng gọi điện báo với tôi: "Anh ơi! Cây chuối rừng trước hang Tám Cô lại ra hoa kết trái, vừa đúng 8 nải rồi thôi. Anh lên với các anh chị ấy nhé!"

    28/10/2018
    .
  • Hội ngộ với anh em nhà họ Lê

    (QBĐT) - Không biết từ bao giờ, "Le Brothers"-anh em nhà họ Lê (nghệ sỹ Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải) cùng với New Space Arts Foundation đã trở thành những cái tên, điểm đến quen thuộc của giới yêu nghệ thuật trong nước và quốc tế.

    27/11/2018
    .
  • Chủ tịch Trần Sự-người có tầm nhìn chiến lược

    (QBĐT) - Khi đang ngồi trên nghế nhà trường thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, qua lời kể của mọi người, tôi đã biết và thực sự ngưỡng mộ trung tá Trần Sự, Tỉnh đội trưởng Quảng Bình, người chỉ huy quân sự xuất sắc, dũng cảm, mưu lược đã đánh thắng nhiều trận oanh kích của máy bay, tàu chiến Mỹ.

    24/10/2018
    .
  • Bên mái đèo Ngang

    (QBĐT) - Đèo Ngang là con đèo lịch sử, đượm nét hoài cổ, từng được nhiều tao nhân mặc khách lưu dấu lại bằng những tuyệt phẩm thơ còn mãi với thời gian.

    18/11/2018
    .
  • Ký ức xóm nhỏ Hà Tran trong lòng người ra trận

    (QBĐT) - Nhà báo Thanh Tùng tặng tôi tập sách "Từ dòng Kiến Giang đến Dinh Độc Lập"(*). Anh bảo: "Ngô Minh đọc cái này, hồi ức của anh em chiến sĩ trinh sát C20 xưa của chúng mình viết đấy, không văn chương chữ nghĩa gì mấy, nhưng cảm động lắm. Trong này có nhiều hồi ức sâu đậm về làng nhỏ Hà Tran bên sông Kiến Giang, Lệ Thủy quê ông".

    11/11/2018
    .
  • Chuyện già làng Hồ Pan

    (QBĐT) - Già làng Hồ Pan, bản Cây Bông, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy luôn được người dân kính trọng bởi sự tận tụy và tâm huyết với công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Trong gia đình, ông là người cha mẫu mực, nuôi dạy cả 6 người con khôn lớn, trưởng thành.

    07/11/2018
    .
  • Huyền tích về vua Hàm Nghi ở Hóa Sơn

    (QBĐT) - Đâu chỉ có kho báu, những huyền tích về vua Hàm Nghi ở vùng đất Hóa Sơn (Minh Hóa) cho đến bây giờ vẫn được người dân nơi đây lưu truyền như một tấm gương trung trinh về lòng yêu nước son sắt…

    04/11/2018
    .
  • Hải Ninh qua mùa biển khó

    (QBĐT) - Ba năm sau sự cố môi trường biển, giờ đây, những ngư dân xã bãi ngang Hải Ninh (Quảng Ninh) vẫn tự tin bám biển vươn khơi, đa dạng hóa ngành nghề để phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Đi qua mùa biển khó, mới thấy hết sự bền dai của vùng bãi ngang vốn nhiều khắc nghiệt…

    02/12/2018
    .