.
Kỷ niệm 107 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25-8-1911 - 25-8-2018)

Mùa thu về nhớ Đại tướng

.
09:51, Thứ Bảy, 25/08/2018 (GMT+7)
(QBĐT) - Cứ mỗi mùa thu tháng Tám, muôn triệu người dân đất Việt, đặc biệt là người con Quảng Bình lại nhớ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng dân tộc, vị tướng của nhân dân, người con ưu tú của quê hương "hai giỏi"...
 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25-8-1911 tại làng An Xá, xã Lộc Thủy (huyện Lệ Thủy) trong một gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước và hiếu học. Theo các tài liệu ghi lại, năm 1925, ông thi đỗ vào Trường Quốc học Huế, hai năm sau, ông bị đuổi học vì tổ chức một cuộc bãi khóa. Sau đó, ông tham gia hoạt động cách mạng, làm báo và dạy học.
 
Ngày 3-5-1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng với đồng chí Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng, vượt biên sang Trung Quốc để gặp Bác Hồ. Ngày 22-12-1944, theo chỉ đạo của Bác Hồ, ông thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam) tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người...
 
Năm 1954, dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân dân ta đã làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ  lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đưa tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử, trở thành danh nhân quân sự thế giới.
 
Công lao của Đại tướng đối với dân tộc luôn được nhân dân tri ân, nhớ đến dù Người đã đi xa. Ông Võ Xuân Bình, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Lệ Thủy cho hay: Khi Đại tướng còn sống, theo thông lệ cứ đến dịp sinh nhật, lễ, Tết, huyện Lệ Thủy đều tổ chức đoàn ra Hà Nội chúc mừng, thăm hỏi Đại tướng.
 
Cứ mỗi lần ra, Đại tướng đều rất vui mừng, rồi căn dặn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện nhà phải luôn đoàn kết một lòng để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
 
Khi Đại tướng đi xa, đến dịp sinh nhật ông, cấp ủy, chính quyền địa phương, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân lại đến nhà lưu niệm để dâng hương, hoa tưởng nhớ đến công ơn to lớn của Đại tướng. Năm nay, huyện cũng tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Bài ca huyền thoại Võ Nguyên Giáp”.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện Lệ Thủy và xã Lộc Thủy chụp ảnh lưu niệm với gia đình Đại tướng tại Hà Nội trong năm 2006 (ảnh tư liệu)
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện Lệ Thủy và xã Lộc Thủy chụp ảnh lưu niệm với gia đình Đại tướng tại Hà Nội trong năm 2006. Ảnh: Tư liệu
Khắc sâu lời dạy của Đại tướng, những năm qua, huyện Lệ Thủy đã đạt được nhiều kết quả quan trong trong phát triển kinh tế - xã hội.
 
Tính đến nay, Lệ Thủy đã đạt 389 tiêu chí NTM, trung bình mỗi xã đạt 15 tiêu chí/xã. Toàn huyện có 12 xã đã được công nhận xã NTM, chiếm 46,15%. Công tác phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân thường xuyên được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm.
 
Trên địa bàn huyện có 4.542 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn, thu hút 12.054 lao động tham gia. Đến nay, có 20 xã đạt tiêu chí thu nhập, 17 xã đạt tiêu chí hộ nghèo, 23 xã đạt tiêu chí lao động có việc làm... Thu nhập bình quân đầu người gần 34 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 7,53%. Lĩnh vực văn hóa giáo dục, y tế được huyện quan tâm thực hiện tốt…
 
Ông Võ Đại Hàm, một người cháu Đại tướng, hiện đang trông coi ngôi nhà lưu niệm tại làng An Xá kể: “Năm nào cũng thế, cứ vào dịp sinh nhật Đại tướng, dòng người khắp nơi về thăm nhà lưu niệm. Chứng kiến ngôi nhà đơn sơ gắn với tuổi thơ Đại tướng, ai nấy đều tỏ ra khâm phục, yêu quý và kính trọng Người  hơn”.
 
Trong dịp này, ông Võ Đại Hàm cũng tất bật hơn với công việc dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc vườn cây trong nhà để đón khách. Để giúp đỡ ông, các tổ chức đoàn thể trong thôn cũng thường xuyên đến chung tay làm vệ sinh lối đi, bãi giữ xe vào nhà lưu niệm, hướng dẫn người dân và du khách vào dâng hương tưởng nhớ Đại tướng.
 
Trong dịp này, không chỉ người dân Lệ Thủy mà còn hàng chục triệu người dân cả nước nói chung và người dân Quảng Bình nói riêng nhớ về Đại tướng bằng các việc làm cụ thể. Mới đây, Sở Văn hóa-Thể thao đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Hát câu hò khoan nhớ về Đại tướng”.
 
Với những tiết mục ca, múa, nhạc tổng hợp với các làn điệu hò khoan Lệ Thủy, tổ khúc dân ca, ca khúc hát mới mang âm hưởng dân gian ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ca ngợi quê hương, con người Quảng Bình, các danh lam thắng cảnh tươi đẹp và những thành tựu trên con đường đổi mới và phát triển của tỉnh…, chương trình là lời tri ân, là tấm lòng, tình cảm của Đảng bộ, quân và dân Quảng Bình đối với vị Đại tướng huyền thoại của dân tộc, người con ưu tú của quê hương.
 
Tại nơi an nghỉ của Đại tướng ở Vũng Chùa-Đảo Yến những ngày này đã có hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến dâng hương, hoa, tỏ lòng biết ơn, thành kính đối với vị tướng lừng danh khắp năm châu bốn bể.
 
Dấu ấn tri ân Đại tướng được thể hiện rất rõ nét trong các hoạt động của tuổi trẻ Quảng Bình. Để tưởng nhớ Đại tướng, Thị đoàn Ba Đồn tổ chức tập huấn và hội trại huấn luyện kỹ năng, đồng thời phát động đợt cao điểm sinh hoạt chính trị truyền thống với chủ đề “Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trái tim tuổi trẻ thị xã Ba Đồn”. Tại huyện Quảng Ninh, các bạn trẻ cũng đã tổ chức hội trại “Tiếp lửa truyền thống Võ Nguyên Giáp trong trái tim tuổi trẻ Quảng Bình".
 
Để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Đại tướng, Đoàn Thanh niên và Hội Cựu chiến binh Khối Doanh nghiệp tỉnh đã phối hợp tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Cuộc thi đã nhận được gần 1.000 bài dự thi, với sự tham gia của 45 tổ chức đoàn, hội trong toàn khối.
 
Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tổ chức chương trình sinh hoạt truyền thống “Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trái tim tuổi trẻ Quảng Bình” với nhiều hoạt động, như: báo công, dâng hương tại mộ và nhà lưu niệm của Đại tướng; tổ chức chương trình nghệ thuật, tuyên dương những gương điển hình trong phong trào học tập và rèn luyện theo tấm gương Đại tướng…
 
Phong trào thi đua “Tuổi trẻ Quảng Bình học tập và noi theo tấm gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp” được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phát động từ năm 2014. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể điển hình xuất sắc, vượt khó vươn lên, tiên phong trong thực hiện các hoạt động, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, qua đó đã có 11 tập thể và 14 cá nhân xuất sắc được tuyên dương trong phong trào thi đua “Tuổi trẻ Quảng Bình học tập và noi theo tấm gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp”...
 
Xuân Vương
,
  • Tấm gương người nữ liệt sỹ

    (QBĐT) - Liệt sĩ Nguyễn Thị Khư ở Quảng Hòa, Quảng Trạch sinh trưởng trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. 

    30/07/2018
    .
  • Ngạc nhiên Tân Hóa

    (QBĐT) - Sau trận lũ lịch sử năm 2010, nhiều người dân xã Tân Hóa (Minh Hóa) đã có ý định bỏ đi khỏi làng vì khiếp sợ trước cảnh tàn phá khủng khiếp của cơn đại hồng thủy.

    27/07/2018
    .
  • Về giá trị lịch sử-văn hoá của sắc phong thời phong kiến ở Quảng Bình

    (QBĐT) - Sắc phong là tài sản quý giá về tinh thần của người dân trong văn hóa làng xã. 

    22/07/2018
    .
  • Xác lập khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu-khe NướcTrong: Cần thiết và cấp bách

    (QBĐT) - Khu rừng Động Châu-Khe Nước Trong (xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy) là một trong những khu vực có giá trị về đa dạng sinh học, lưu giữ các đặc điểm nổi bật và độc đáo của dãy Trường Sơn, được nhiều tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên đánh giá cao.

    18/07/2018
    .
  • 71 năm, vụ thảm sát chợ Gộ

    (QBĐT) - Thôn Chợ Gộ, xã Vĩnh Ninh (huyện Quảng Ninh) gồm những cư dân sông nước sống bằng nghề  chài lưới trên sông Nhật Lệ, Kiến Giang, và nguồn Long Đại. Họ  du cư theo thuyền đánh bắt tôm cá. Nơi neo đậu là các cồn bãi ven sông, gần chợ búa.

    15/07/2018
    .
  • Về đền thờ người thiết kế, xây dựng di tích Luỹ Thầy

    (QBĐT) - Di tích lũy Thầy, hay còn gọi là lũy Đào Duy Từ là hệ thống chiến lũy được hình thành trong cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn (1627-1672) trên mảnh đất Quảng Bình với các chiến lũy Trường Dục ở Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, lũy Đầu Mâu, lũy Nhật Lệ ở thành phố Đồng Hới, được xếp hạng Quốc gia theo Quyết định số 97/QĐ ngày 21/1/1992 của Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch).

    06/07/2018
    .
  • Về Minh Hóa, thăm dấu tích lịch sử

    (QBĐT) - Xã miền núi Minh Hóa (huyện Minh Hóa) mang trong mình những nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Và trên mảnh đất này vẫn còn đó những địa danh mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Đến nay, người Minh Hóa vẫn gìn giữ, bảo tồn đình Kim Bảng và hang lèn Cây Quýt như những chứng tích hào hùng của lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
     
    05/08/2018
    .
  • Miếu bà Còng thôn Trung Bính

    (QBĐT) - Miếu bà Phạm Thị Còng là ngôi miếu nhỏ nằm cạnh khuôn viên trụ sở UBND xã Bảo Ninh (cũ), cũng là khuôn viên của đình làng Trung Bính xưa. Miếu bà Còng chỉ vẻn vẹn chừng 50m2, mặt hướng ra sông Nhật Lệ, lưng dựa vào động cát Bảo Ninh.

    02/06/2018
    .