.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn về xử lý nợ xấu

Thứ Sáu, 17/11/2017, 07:48 [GMT+7]

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV chiều 16-11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã đăng đàn và thẳng thắn chỉ ra những vấn đề còn tồn tại liên quan đến hoạt động của các ngân hàng yếu kém đã được xử lý và đưa ra những nhóm giải pháp nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng.

>> Phó Thủ tướng: "Chính phủ nói không với việc xin tăng trần nợ công"

>> Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính: "Nóng" vấn đề nợ công

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Nhấn mạnh đến một số vướng mắc trong Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, trước hết, phải khẳng định, Nghị quyết 42 là một khuôn khổ pháp lý rất quan trọng, rất hữu ích cho hệ thống các tổ chức tín dụng trong việc đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu.

Xử lý nợ xấu là những vấn đề tồn tại, vướng mắc qua nhiều năm.

Vừa qua, khi nhiệm kỳ mới, Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện, rà soát lại vướng mắc về pháp lý và thực tiễn trong quá trình xử lý nợ xấu.

>> Bộ trưởng Tài chính: Có suy thoái trong đội ngũ hải quan, thuế

>> 'Sẽ sửa Luật Đầu tư công theo hướng quản lý chặt chẽ và hiệu quả'

Chính phủ đã chỉ đạo và Ngân hàng Nhà nước rất quyết tâm để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp trước về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu, khuôn khổ pháp lý này.

Tuy nhiên, Thống đốc cho rằng, Nghị quyết 42 mới có hiệu lực từ ngày 15-8-2017 và Ngân hàng cũng đã có những giải pháp triển khai rất cụ thể.

Trên thực tế mới triển khai nhưng Ngân hàng Nhà nước đã rà soát và chỉ đạo rất quyết liệt, bám sát việc triển khai của các tổ chức tín dụng.

Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã báo cáo một số những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, ví dụ như: tài sản kê biên, mặc dù không phải là số lượng lớn nhưng có một số vụ việc nợ xấu liên quan đến vụ án và cơ quan pháp luật đang điều tra, xử lý, kê biên tài sản. Việc này Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo tổ chức tín dụng cũng như công ty mua bán và xử lý nợ xấu (VMC) là phải tiếp tục báo cáo, làm việc với các cơ quan chức năng, trên cơ sở từng vụ việc cụ thể. Nếu cơ quan chức năng có kết luận hoặc đồng ý thì có thể để nhận các tài sản đó đang được kê biên cho các vụ án có thể tiến hành xử lý kịp thời.

Trong thời gian tới, đây là nhiệm vụ trọng tâm mà các tổ chức tín dụng sẽ phải tiếp tục thực hiện.

Tiếp đến là chất vấn của Đại biểu về việc đối với khoản nợ xấu, thì hồ sơ pháp lý không đầy đủ, sẽ phải xử lý như thế nào?

Về vấn đề này, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng, đây là vấn đề liên quan đến tài sản đảm bảo về bất động sản, bao gồm: hồ sơ, giấy tờ, đất đai. Trong quá trình thực hiện, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng trong kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ cũng như kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo tổ chức thực hiện, việc hoàn thiện giấy tờ pháp lý cho các tài sản đảm bảo, đặc biệt là bất động sản là vấn đề ưu tiên.

“Việc này đối với các tổ chức tín dụng cần tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cấp chính quyền địa phương cũng như tòa án các cấp, các cơ quan thi hành án, trên cơ sở các tài sản xử lý của các vụ việc và những tài sản đã được nhận bàn giao thì có thể đưa vào để xử lý trong thời gian sớm nhất,” Thống đốc nhấn mạnh.

Thống đốc cũng cho rằng trước hết cần tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết 42. Ngân hàng Nhà nước cũng đã chọn 6 ngân hàng làm điểm từ nay đến cuối 2017 để đẩy nhanh xử lý nợ xấu, làm cơ sở nhân rộng các tổ chức tín dụng còn lại.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

(Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách khó khăn, theo Thống đốc Ngân hàng, cần huy động nguồn lực xã hội và cụ thể là tìm đến nhà đầu tư nước ngoài. "Muốn mời được họ, phải có khuôn khổ pháp lý đồng bộ với những giải pháp cụ thể hỗ trợ cho tái cơ cấu. Việc Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Tổ chức tín dụng là giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo có đầy đủ các quy định trong luật, đúng thẩm quyền của cơ quan chức năng, làm cơ sở mời gọi nhà đầu tư nước ngoài," ông Hưng cho biết.

Đối với nguồn vốn ngân hàng cho vay BOT, bất động sản đã giảm, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng, cho vay BOT đã thấp hơn trước, tỷ trọng tín dụng cho vay chỉ chiếm 1,5% tổng dư nợ tín dụng. Nợ xấu khu vực này cũng thấp.

Trước nhu cầu vốn rất lớn cho các dự án BOT, nhưng vừa qua Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng bất động sản khoảng 6,5% trong khi năm ngoái là hơn 10%, tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cũng giảm. Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt rủi ro các lĩnh vực này.

Thống đốc Lê Minh Hưng cũng cho biết, toàn ngành triển khai quyết liệt, kết quả đạt được tích cực. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đã nâng dự trữ ngoại hối lên 46 tỷ đồng.

Tính riêng các tháng đầu năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã mua 7 tỷ USD. Nếu tính từ đầu phiên khai mạc Quốc hội, đến nay dự trữ đã tăng 1 tỷ USD. Theo ông, đây là con số đáng ấn tượng.

Trong hơn 10 tháng đã qua, với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, cùng sự quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ và sự nỗ lực của các tổ chức tín dụng trong vấn đề giảm lãi suất, hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh và triển khai tích cực công tác tái cơ cấu hệ thống ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu... đã góp phần vào tăng trưởng GDP quý ​3 vừa qua, cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam, đồng thời nâng triển vọng, uy tín hệ thống ngân hàng Việt Nam trên trường quốc tế…

Theo Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)