.

Trăn trở an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề

.
10:09, Chủ Nhật, 22/07/2018 (GMT+7)
(QBĐT) - Những năm qua, sự phát triển của các làng nghề ở tỉnh ta đã góp phần rút ngắn lộ trình xây dựng nông thôn mới của các địa phương, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Tuy nhiên, kèm theo đó là vấn nạn mất an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại các làng nghề. Thực tế, vấn đề bảo đảm ATVSLĐ trong các làng nghề hiện nay, nhất là những làng nghề sử dụng nhiều thiết bị máy móc, vẫn chưa được quan tâm, nhiều nơi tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
 
Nguy cơ tiềm ẩn
 
Trong cái nắng gay gắt, ngột ngạt của thời tiết tháng 7, các cơ sở đúc rèn của làng nghề Mai Hồng (xã Đồng Trạch, Bố Trạch) vẫn liên tục đỏ lửa. Sau khoảng thời gian chới với tìm hướng đi phù hợp, đúc rèn Mai Hồng đã lấy lại được “phong độ” và đang ngày càng phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
 
Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển ấy chính là nguy cơ mất an toàn lao động đang tiềm ẩn hàng ngày, hàng giờ.
 
Ghé qua cơ sở đúc chì của gia đình chị Hồ Thị Hường, chúng tôi được dịp chứng kiến tận mắt công đoạn đúc chì thủ công. Bên trong xưởng chất ngổn ngang nào là dụng cụ cán, cắt chì, than, củi dùng làm chất đốt để nung chì... Trên lò nung chì đặt phía sau xưởng chỉ cách đó vài bước chân khói bốc lên nghi ngút,  bốc lên mùi hăng hắc xông thẳng vào mũi rất khó chịu. Điều đáng nói là khí thải đó mặc nhiên thải ra môi trường thông qua một ống khói đặt phía trên đỉnh lò. Rất nhiều người dân trong khu vực phàn nàn, lo lắng cho sức khoẻ của bản thân và gia đình khi hàng ngày phải hít ngửi thứ khí độc hại đó. Ấy vậy mà, những người thợ ở đây dường như đã quá quen với việc tiếp xúc loại khí thải này nên họ chỉ bảo vệ mũi của mình một cách qua loa với chiếc khẩu trang khá mỏng manh.
Vấn đề ATVSLĐ tại các làng nghề tỉnh ta đang bị “bỏ ngỏ”.
Vấn đề ATVSLĐ tại các làng nghề tỉnh ta đang bị “bỏ ngỏ”.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết ngoài gia đình chị Hường, ở đây, khá nhiều gia đình có xưởng đúc chì nằm lẫn với các hộ dân. Những xưởng này hầu hết đều hoạt động với phương thức còn khá thủ công, lò nung được xây đơn giản, không có công trình xử lý khí thải hay hệ thống ngăn cách với các hộ dân xung quanh. Và chính đây là nguyên nhân khiến không ít thợ đúc rèn của làng bị những căn bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
 
Đây cũng chính là thực trạng của làng nghề Nhân Hòa, xã Quảng Hòa (TX.Ba Đồn). Lao động ở đây đa phần đều là lao động tự do, không có hợp đồng lao động, không bảo hiểm y tế, không được tập huấn các kiến thức cơ bản về ATVSLĐ và ngay cả thiết bị bảo hộ lao động cũng không có.
 
Khi được hỏi về tình trạng làm việc thiếu trang thiết bị bảo đảm an toàn, anh Nguyễn Văn Dương, một thợ cơ khí lâu năm của làng nghề giải thích: “Mặc quần áo bảo hộ vừa nóng vừa vướng víu nên tôi để trần cho mát. Mình cẩn thận một chút là được, không sao cả”. Cũng như anh Dương, hầu hết người làm nghề ở đây đều không quan tâm đến công tác bảo đảm ATVSLĐ dù chỉ sơ sẩy là tai nạn có thể xảy ra.
 
Làng nghề Mai Hồng, Nhân Hòa không phải là những trường hợp cá biệt. Theo thống kê, hiện tại, tỉnh ta có 29 làng nghề và làng nghề truyền thống. Trong đó nhóm nguy cơ nhất về mất an toàn trong sản xuất chính là các làng nghề đúc rèn, cơ khí, sản xuất đồ mộc, chổi đót, làm hương... Về cơ bản, nhiều làng nghề đều chưa đạt yêu cầu về điều kiện làm việc; bảo hộ lao động và ATVSLĐ. 
 
Đâu là giải pháp?
 
Bảo đảm ATVSLĐ, tạo môi trường làm việc an toàn, hiệu quả là một trong những “điều kiện cần” để các làng nghề tỉnh ta phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên, thực tế hiện nay lại khác xa với kỳ vọng. Tại hầu hết các làng nghề tỉnh ta, vấn đề này đang bị bỏ ngỏ.
 
Lý giải về nguyên nhân của thực trạng này, ông Đoàn Xuân Toản, Chánh thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết: “Hoạt động sản xuất, kinh doanh ở làng nghề phát triển khá sôi động, nhưng chủ yếu theo quy mô gia đình. Việc đầu tư cơ sở sản xuất đáp ứng yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động rất khó vì ít vốn. Hơn nữa, lao động tại đây thường là có mối quan hệ gia đình, hàng xóm với người sử dụng lao động nên luôn có tâm lý “tin nhau” và thỏa thuận miệng mà không có hợp đồng lao động đi kèm. Không có hợp đồng lao động, đương nhiên vấn đề an toàn lao động khó có cơ hội đặt ra. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân, việc tập huấn kiến thức về ATVSLĐ trong cơ sở làm nghề còn rất ít. Sự chủ quan cùng nhận thức chưa đầy đủ về an toàn lao động dẫn đến việc hầu như người lao động và chủ cơ sở sản xuất không chú trọng trang bị kiến thức, kỹ năng, trang phục bảo hộ phòng, tránh tai nạn lao động…”
 
Thực tế cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở sản xuất đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, đây chính là vướng mắc mà Quảng Bình đang gặp phải. Theo thống kê sơ bộ, tỉnh ta hiện có trên 5.000 doanh nghiệp đang hoạt động, chưa kể đến các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ tại các làng nghề, trong khi đó lực lượng đảm nhiệm công tác thanh tra, kiểm tra lại quá mỏng, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây chính là nguyên nhân lý giải vì sao công tác kiểm tra ATVSLĐ tại các làng nghề thời gian qua lại trở thành “điểm trắng”. Vậy giải pháp nào để cải thiện tình hình?
 
Theo ông Đoàn Xuân Toàn, mấu chốt của vấn đề là do áp lực về kinh tế dẫn đến cả chủ cơ sở và người lao động chỉ quan tâm đến lợi nhuận, tiền lương mà không mấy “bận lòng” đến ATVSLĐ mặc dù điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ. Bởi vậy, trước hết, cần phải tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người lao động và chủ sử dụng lao động trong các làng nghề để họ tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, tự bảo vệ sức khỏe của mình.
 
Để góp phần bảo đảm ATVSLĐ tại các làng nghề, các cấp, ngành và chính quyền địa phương cần phối hợp mở các lớp tập huấn về ATVSLĐ, khuyến khích hỗ trợ người làm nghề tham gia các hình thức bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm tai nạn lao động, tham gia khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Đồng thời, cần tăng cường sự tham gia của các cấp chính quyền, người dân trong công tác xã hội hóa ATVSLĐ và bảo vệ môi trường; khuyến khích triển khai áp dụng mô hình quản lý ATVSLĐ tại khu vực làng nghề theo phân cấp...
Tâm An
,
  • Hiếu tử

    (QBĐT) - Buổi chiều, anh đang chơi cùng các con thì thấy cụ Thảo cắp nón te tái ghé vào. Cụ nghèn nghẹn: "Chào mấy cha con, tui về quê!". Anh tròn mắt: "Cụ về ngoài đó với ai, thằng Hiếu đang ở đây mà!".

    22/07/2018
    .
  • Nguy cơ 2 áp thấp nhiệt đới cùng lúc trên Biển Đông

    Trong khi mưa lớn diện rộng đang diễn ra ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, nhiều khu vực  có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông tin về một áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên Biển Đông, đồng thời cảnh báo khả năng xuất hiện thêm một áp thấp nhiệt đới khác.

    21/07/2018
    .
  • Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh khởi công xây dựng nhà tình nghĩa

    (QBĐT) - Nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27-7, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã phối hợp chỉ đạo tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa tặng mẹ Lê Thị Đầm, ở thôn Quyết Tiến, xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh.

    21/07/2018
    .
  • [Infographics] Đã có 21 người chết và mất tích do mưa lũ

    Bão và hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn kèm theo lũ ống, lũ quét tại nhiều tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, gây nhiều thiệt hại và tài sản cho người dân./.

    21/07/2018
    .
  • Mẹ ơi, mẹ ở đâu?

    (QBĐT) - Câu hỏi ấy cứ quẩn quanh trong suy nghĩ của anh qua bao năm tháng rộng dài. Và cũng chừng ấy thời gian, hành trình tìm mẹ của người đàn ông 50 tuổi tên Lưu Văn Ninh (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) vẫn cứ thế nối dài những bước chân mà dẫu khó nhọc vẫn chưa một ngày chùn bước.

    21/07/2018
    .
  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Chương trình 'Những đóa hoa bất tử'

    Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc (24-7-1968-24-7-2018), tối 20-7, tại thành phố Hà Tĩnh, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp Báo Thanh niên, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã tổ chức Chương trình nghệ thuật tổng kết và trao giải cuộc thi sáng tác ca khúc chủ đề "Những đóa hoa bất tử." 
     
    21/07/2018
    .
  • Lực lượng cứu hộ tìm được 10 thi thể bị lũ cuốn trôi tại Yên Bái

    Tính đến 9 giờ sáng 21-7, mưa lũ tại Yên Bái đã làm 29 người chết, mất tích và bị thương; 3.877 ngôi nhà bị thiệt hại, 1.915 ha nông nghiệp cùng nhiều công trình thủy lợi, giao thông, viễn thông bị ảnh hưởng. Thiệt hại ban đầu khoảng 200 tỷ đồng. 
     
    21/07/2018
    .
  • TP. Đồng Hới: Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường

    (QBĐT) - Thời gian qua, TP. Đồng Hới đã tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn, nhằm hạn chế tối đa tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai, môi trường và khoáng sản.

    21/07/2018
    .