.

Chiêm ngưỡng những bảo vật quốc gia "độc nhất vô nhị" của Việt Nam

Thứ Ba, 10/01/2017, 16:55 [GMT+7]

 

Bản thảo ‘Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bản thảo ‘Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
‘Nhật ký trong tù’ là một tác phẩm văn học gồm 133 bài thơ chữ Hán do Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây (Trung Quốc), 1942 - 1943. Xuyên suốt 'Nhật ký trong tù' là hình ảnh 'đại trí, đại nhân, đại dũng' của người tù cộng sản Hồ Chí Minh, luôn tràn đầy tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường và một quyết tâm cao độ đấu tranh cho tự do, độc lập của dân tộc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
‘Nhật ký trong tù’ là một tác phẩm văn học gồm 133 bài thơ chữ Hán do Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây (Trung Quốc), 1942 - 1943. Xuyên suốt 'Nhật ký trong tù' là hình ảnh 'đại trí, đại nhân, đại dũng' của người tù cộng sản Hồ Chí Minh, luôn tràn đầy tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường và một quyết tâm cao độ đấu tranh cho tự do, độc lập của dân tộc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sách 'Đường Kách mệnh' được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012. Đây là tập hợp những bài giảng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong thời gian hoạt động cách mạng ở Quảng Châu (Trung Quốc) những năm 1925 – 1927, do Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông ấn hành bí mật và chuyển về nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sách 'Đường Kách mệnh' được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012. Đây là tập hợp những bài giảng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong thời gian hoạt động cách mạng ở Quảng Châu (Trung Quốc) những năm 1925 – 1927, do Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông ấn hành bí mật và chuyển về nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cây đèn đồng hình người quỳ thuộc Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm. Hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012. Đây là một hiện vật độc bản, đại diện cho nghệ thuật cổ tiêu biểu, độc đáo vào thời kỳ cuối văn hóa Đông Sơn. Cây đèn thể hiện kỹ thuật đúc tài khéo và phản ánh thảm mỹ cảm quan về vũ trụ của cư dân cổ giai đoạn này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cây đèn đồng hình người quỳ thuộc Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm. Hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012. Đây là một hiện vật độc bản, đại diện cho nghệ thuật cổ tiêu biểu, độc đáo vào thời kỳ cuối văn hóa Đông Sơn. Cây đèn thể hiện kỹ thuật đúc tài khéo và phản ánh thảm mỹ cảm quan về vũ trụ của cư dân cổ giai đoạn này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ấn đồng ‘Môn hạ sảnh ấn’ từ thời Trần, niên hiệu Long Khánh thứ 5 (1377). Bảo vật được phát hiện năm 1962 tại xã Hương Giang, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh và được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012. Cho tới nay, những phát hiện về ấn đồng các triều đại phong kiến Việt Nam không nhiều. “Môn hạ sảnh ấn” là chiếc ấn đồng có nội dung rõ ràng nhất, niên đại cụ thể nhất liên quan đến lịch sử hành chính trung ương triều Trần. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ấn đồng ‘Môn hạ sảnh ấn’ từ thời Trần, niên hiệu Long Khánh thứ 5 (1377). Bảo vật được phát hiện năm 1962 tại xã Hương Giang, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh và được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012. Cho tới nay, những phát hiện về ấn đồng các triều đại phong kiến Việt Nam không nhiều. “Môn hạ sảnh ấn” là chiếc ấn đồng có nội dung rõ ràng nhất, niên đại cụ thể nhất liên quan đến lịch sử hành chính trung ương triều Trần. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ấn có núm hình rồng cuốn. Lưng ấn khắc 2 dòng chữ Hán: Thập tuế hoàng kim, trọng nhị bách nhị thập tam lượng lục tiền (Vàng 10 tuổi, nặng 223 lạng 6 tiền - khoảng 8,3kg) và Minh Mệnh bát niên thập nguyệt cát nhật tạo (Đúc vào ngày lành tháng 10 năm Minh Mệnh 8, 1827). Mặt ấn đúc nổi 4 chữ triện Sắc mệnh chi bảo. Ấn được dùng để ban cấp cáo sắc cho văn võ cùng phong tặng thần và người. Đây là hiện vật độc bản, biểu trưng cho quyền lực nhà Nguyễn, có giá trị đặc biệt trong sưu tập kim bảo triều Nguyễn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ấn có núm hình rồng cuốn. Lưng ấn khắc 2 dòng chữ Hán: Thập tuế hoàng kim, trọng nhị bách nhị thập tam lượng lục tiền (Vàng 10 tuổi, nặng 223 lạng 6 tiền - khoảng 8,3kg) và Minh Mệnh bát niên thập nguyệt cát nhật tạo (Đúc vào ngày lành tháng 10 năm Minh Mệnh 8, 1827). Mặt ấn đúc nổi 4 chữ triện Sắc mệnh chi bảo. Ấn được dùng để ban cấp cáo sắc cho văn võ cùng phong tặng thần và người. Đây là hiện vật độc bản, biểu trưng cho quyền lực nhà Nguyễn, có giá trị đặc biệt trong sưu tập kim bảo triều Nguyễn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 Triển lãm Bảo vật quốc gia Việt Nam khai mạc ngày 10/1. Cũng trong dịp này tại Bảo tàng sẽ diễn ra lễ hiến tặng mô hình hiện vật Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mô hình hiện vật được hiến tặng là Pháo Đồng Kỵ, một phần của Lễ hội Làng Đồng Kỵ - tác phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo được làm bằng gỗ và sơn son thếp vàng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Triển lãm Bảo vật quốc gia Việt Nam khai mạc ngày 10-1. Cũng trong dịp này tại Bảo tàng sẽ diễn ra lễ hiến tặng mô hình hiện vật Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mô hình hiện vật được hiến tặng là Pháo Đồng Kỵ, một phần của Lễ hội Làng Đồng Kỵ - tác phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo được làm bằng gỗ và sơn son thếp vàng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 Triển lãm diễn ra từ ngày 10-1 đến hết tháng 5-2017. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Triển lãm diễn ra từ ngày 10-1 đến hết tháng 5-2017. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tượng đồng hai người đàn ông cõng nhau thổi khèn thuộc văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm. Bảo vật được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012. Tượng được thể hiện theo khối thủng, có nhiều góc cạnh và nhiều đường cong lượn, đòi hỏi kỹ thuật khuôn đúc phức tạp. Bởi vậy, pho tượng không chỉ là bằng chứng về một loại hình âm nhạc truyền thống dân tộc đã được khởi nguồn từ văn hóa Đông Sơn mà còn phản ảnh đời sống tinh thần phong phú, sự lạc quan, yêu đời cũng như trình độ đúc đồng đỉnh cao của người Việt cổ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tượng đồng hai người đàn ông cõng nhau thổi khèn thuộc văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm. Bảo vật được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012. Tượng được thể hiện theo khối thủng, có nhiều góc cạnh và nhiều đường cong lượn, đòi hỏi kỹ thuật khuôn đúc phức tạp. Bởi vậy, pho tượng không chỉ là bằng chứng về một loại hình âm nhạc truyền thống dân tộc đã được khởi nguồn từ văn hóa Đông Sơn mà còn phản ảnh đời sống tinh thần phong phú, sự lạc quan, yêu đời cũng như trình độ đúc đồng đỉnh cao của người Việt cổ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thống gốm hoa nâu từ thời Trần thế kỷ 13 -14 và được công nhận bảo vật quốc gia từ năm 2016. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thống gốm hoa nâu từ thời Trần thế kỷ 13 -14 và được công nhận bảo vật quốc gia từ năm 2016. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chuông đồng chùa Vân Bản từ thời Trần, thế kỷ 13 – 14 và được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2013. Đây là chiêc chuông cổ nhất đồng thời có kích thước lớn nhất, uy nghi nhất của nền văn minh Đại Việt. Chuông là nguồn tài liệu quý để nghiên cứu lịch sử, văn hóa Phật giáo Việt Nam nói chung, thời Trần nói riêng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chuông đồng chùa Vân Bản từ thời Trần, thế kỷ 13 – 14 và được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2013. Đây là chiêc chuông cổ nhất đồng thời có kích thước lớn nhất, uy nghi nhất của nền văn minh Đại Việt. Chuông là nguồn tài liệu quý để nghiên cứu lịch sử, văn hóa Phật giáo Việt Nam nói chung, thời Trần nói riêng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thạp đồng Đào Thịnh thuộc văn hoá Đông Sơn cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm và được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012. Trong văn hóa Đông Sơn, thạp đồng là di vật tiêu biểu sau trống đồng và chủ yếu chỉ xuất hiện trong phạm vi phân bố của nền văn hóa này. Trong hàng trăm chiếc thạp đã phát hiện thì thạp Đào Thịnh là chiếc thạp có kích thước lớn nhất, hoa văn trang trí phong phú, chặt chẽ, tinh mỹ và độc đáo nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thạp đồng Đào Thịnh thuộc văn hoá Đông Sơn cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm và được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012. Trong văn hóa Đông Sơn, thạp đồng là di vật tiêu biểu sau trống đồng và chủ yếu chỉ xuất hiện trong phạm vi phân bố của nền văn hóa này. Trong hàng trăm chiếc thạp đã phát hiện thì thạp Đào Thịnh là chiếc thạp có kích thước lớn nhất, hoa văn trang trí phong phú, chặt chẽ, tinh mỹ và độc đáo nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bảo vật ‘Sắc phong thần’ bằng giấy có từ thời Nguyễn niên hiệu Tự Đức thứ 3 năm 1850. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bảo vật ‘Sắc phong thần’ bằng giấy có từ thời Nguyễn niên hiệu Tự Đức thứ 3 năm 1850. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trống đồng Cảnh Thịnh từ thời Tây Sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh năm 1800 và được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012. Trống đồng Cảnh Thịnh hiện vật độc bản trong phức hợp trống đồng Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trống đồng Cảnh Thịnh từ thời Tây Sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh năm 1800 và được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012. Trống đồng Cảnh Thịnh hiện vật độc bản trong phức hợp trống đồng Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trống Đồng Ngọc Lũ và trống Đồng Hoàng Hạ đều thuộc văn hoá Đông Sơn cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm. Trống đồng Hoàng Hạ có kích thước lớn là một tiêu bản đặc biệt được xếp vào cùng nhóm trống đồng Ngọc Lũ, nhóm trống đặc trưng tiêu biểu nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trống Đồng Ngọc Lũ và trống Đồng Hoàng Hạ đều thuộc văn hoá Đông Sơn cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm. Trống đồng Hoàng Hạ có kích thước lớn là một tiêu bản đặc biệt được xếp vào cùng nhóm trống đồng Ngọc Lũ, nhóm trống đặc trưng tiêu biểu nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bia đá cát Võ Cạnh thuộc văn hóa Chămpa thế kỷ 3 – 4 và được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2013. Đây là tấm bia cổ nhất Đông Nam Á. Bia là khối đá có hình trụ đứng, trên 3 mặt khắc chữ Sanskrit. Bia được khắc bằng chữ Phạn cổ cho biết nhiều thông tin có giá trị về lịch sử Vương triều Tiền vương quốc Nam Chăm. (Ảnh: Bảo tàng lịch sử Việt Nam)
Bia đá cát Võ Cạnh thuộc văn hóa Chămpa thế kỷ 3 – 4 và được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2013. Đây là tấm bia cổ nhất Đông Nam Á. Bia là khối đá có hình trụ đứng, trên 3 mặt khắc chữ Sanskrit. Bia được khắc bằng chữ Phạn cổ cho biết nhiều thông tin có giá trị về lịch sử Vương triều Tiền vương quốc Nam Chăm. (Ảnh: Bảo tàng lịch sử Việt Nam)
Mộ thuyền Việt Khê thuộc Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm và được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2013. Đây là mộ thuyền có kích thước lớn nhất, hiện trạng nguyên vẹn nhất, chứa đựng nhiều đồ tùy táng quý hiếm của văn hóa Đông Sơn, là nguồn tài liệu nghiên cứu các ngành nghề thủ công truyền thống và lịch sử hình thành giai cấp trong xã hội Đông Sơn. (Ảnh: Bảo tàng lịch sử Việt Nam)
Mộ thuyền Việt Khê thuộc Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm và được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2013. Đây là mộ thuyền có kích thước lớn nhất, hiện trạng nguyên vẹn nhất, chứa đựng nhiều đồ tùy táng quý hiếm của văn hóa Đông Sơn, là nguồn tài liệu nghiên cứu các ngành nghề thủ công truyền thống và lịch sử hình thành giai cấp trong xã hội Đông Sơn. (Ảnh: Bảo tàng lịch sử Việt Nam)

Theo Minh Sơn (Vietnam+)