.

Hoạt động xử lý chất thải y tế: Còn đó những khó khăn

.
08:24, Thứ Năm, 12/07/2018 (GMT+7)
(QBĐT) - Chất thải y tế là chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế và nếu không được thu gom, phân loại, xử lý đúng sẽ tạo nên nguy cơ cho sức khỏe và môi trường sống của con người. Tại tỉnh ta, công tác quản lý xử lý chất thải y tế đã được các các cơ sở y tế chú trọng thực hiện bằng nhiều giải pháp. Tuy nhiên, công tác này vẫn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập nhất là ở tuyến y tế cơ sở.
 
Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới là bệnh viện tuyến trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Với quy mô trên 1.100 giường bệnh, hàng ngày, bệnh viện này đã thải ra môi trường hơn 1,6 tạ rác thải lây nhiễm và 6 khối rác thải sinh hoạt bao gồm: bông băng, gạc, bơm tiêm nhựa và các bộ phận cắt bỏ trong phẫu thuật… Nếu không được thu gom, xử lý triệt để, chúng sẽ là mầm móng gây dịch bệnh và làm ô nhiễm môi trường.
 
Những năm trước đây, bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý chất thải y tế do hệ thống lò đốt xuống cấp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của các hộ dân sinh sống quanh khu vực bệnh viện. 
Hầu hết các trạm y tế còn sử dụng lò đốt rác thủ công
Hầu hết các trạm y tế còn sử dụng lò đốt rác thủ công
Để khắc phục tình trạng này, bệnh viện đã ban hành nhiều quy định cụ thể và hướng dẫn cán bộ, nhân viên thu gom, phân loại xử lý rác thải y tế theo đúng quy định; bố trí các thùng rác tại các khoa, phòng, buồng bệnh để phân biệt giữa rác thải sinh hoạt và rác thải y tế. Khi được thu gom đến điểm tập kết chung của bệnh viện, rác thải được phân loại thành 2 loại: rác thải sinh hoạt và rác thải lây nhiễm để có cách xử lý phù hợp.
 
Từ tháng 8-2017, bệnh viện đã đưa vào sử dụng hệ thống xử lý chất thải lỏng do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ có công suất 4,5 nghìn m3/ngày đêm; dung tích vận hành lúc cao điểm đạt 400m3 bảo đảm xử lý an toàn các loại chất thải lỏng tại bệnh viện. Ngoài ra, đơn vị còn hợp đồng với 3 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiến hành thu gom và xử lý các loại rác thải y tế khác, trong đó Công ty TNHH môi trường Phú Hà thu gom chất thải lây nhiễm; Công ty cổ phần môi trường và phát triển đô thị Quảng Bình thu gom rác thải thông thường và Công ty TNHH Trọng Vương thu gom rác thải tái chế. Từ khi đưa vào sử dụng hệ thống xử lý chất thải lỏng hiện đại, bệnh viện đã ngưng hoàn toàn công nghệ xử lý rác thải bằng lò đốt như trước đây nên đã hạn chế triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường, được các cơ quan chức năng đánh giá cao.   
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, chất thải y tế nguy hại là chất thải có các thành phần, như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận, cơ quan, bơm, kim tiêm, vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất, chất phóng xạ… thường ở dạng rắn, lỏng, khí. Các loại chất thải này cần có phương thức lưu giữ, xử lý, thải bỏ đặc biệt, có quy định xử lý riêng. Những năm qua, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đến việc phân loại và xử lý rác thải y tế. Một số đơn vị đã xây dựng được hệ thống xử lý chất thải rắn theo công nghệ lò đốt và công nghệ hấp, góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

Bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy cũng là đơn vị có số lượng chất thải y tế rất lớn. Bình quân, mỗi tháng, bệnh viện xử lý gần 3 tấn rác thải từ bông băng, ống thuốc, kim tiêm…. Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện cũng được xây dựng cách đây hơn 10 năm. Lượng nước thải được gom về hồ chứa rộng chừng hơn 2.000m3 và hàng ngày xử lý khoảng 60 - 80m3 nước trước khi thải ra môi trường. Từ kết quả quan trắc lượng nước thải y tế tại bệnh viện sau khi xử lý năm 2017 cho thấy, các chỉ số đều đạt đúng quy chuẩn. Hiện nay, bệnh viện đang xử lý chất thải rắn bằng hệ thống hấp khử khuẩn kết hợp nghiền cắt công nghệ Italia, các mô cơ mềm của cơ thể được xử ký bằng phương pháp sinh hóa qua hệ thống hầm cầu tự hoại.

Tại Bệnh viện đa khoa huyện Minh Hóa, việc xử lý chất thải y tế gặp rất nhiều khó khăn, bất cập. Hệ thống xử lý chất thải của bệnh viện này được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2003 đến nay nên đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh viện đã cố gắng khắc phục, sửa chữa để cơ bản thực hiện công tác xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Bác sĩ Đinh Thanh Giáo, Phó Giám đốc bệnh viện viện cho hay, trong năm 2017, bệnh viện được đầu tư xây dựng mới hệ thống xử lý rác thải bao gồm hệ thống xử lý rác thải rắn và  hệ thống xử lý chất thải lỏng. Hiện tại, công trình đang trong giai đoạn thi công và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2018. Việc đưa vào sử dụng hệ thống xử lý rác thải này sẽ bảo đảm các tiêu chuẩn  xử lý chất thải trong bệnh viện theo đúng quy định.
 
Toàn ngành y tế hiện có 8 bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, với tổng số trên 2 ngàn giường bệnh và 159 trạm y tế, 197 cơ sở hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân. Theo ước tính, khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại (là chất thải rắn y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm) phát sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện trên địa bàn tỉnh là 403,4 kg/ngày, 147.245 kg/năm, cao nhất là Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (58.880 kg/năm), Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình (38.000 kg/năm), Bệnh viện đa khoa huyện Bố Trạch ( 28.175 kg/năm)…
 
Công tác phân loại, thu gom rác thải thời gian qua ở các bệnh viện cơ bản đã đáp ứng yêu cầu theo quy định. Tuy nhiên, việc bố trí túi nilon, hộp an toàn còn chưa đầy đủ. Một số cơ sở còn lưu giữ chất thải có tính nguy hại bằng dụng cụ, thiết bị thu gom không đúng theo quy định hoặc còn để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường, chất thải nguy hại khác loại. Hoạt động xử lý rác thải ở tuyến y tế cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, hầu hết các trạm y tế còn sử dụng lò đốt rác thủ công hoặc chôn lấp… Bác sĩ Nguyễn Đức Tài, Trưởng trạm y tế xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa chia sẻ, thực tế tại trạm y tế xã Thạch Hóa và các đơn vị khác, vấn đề xử lý rác thải còn nhiều bất cập. Do chưa có kinh phí đầu tư xây dựng nên đơn vị phải sử dụng lò đốt phương pháp thủ công, không bảo đảm việc xử lý triệt để rác sinh hoạt cũng như rác thải y tế theo quy định…
 Rác thải y tế được phân loại trước khi đưa đi tiêu hủy.
Rác thải y tế được phân loại trước khi đưa đi tiêu hủy.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, từ năm 2015, được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, Sở Y tế đã triển khai Dự án hỗ trợ xử lý chất thải tại các bệnh viện. Dự án được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn một sẽ xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế bằng công nghệ hấp tại Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình, Bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy và Bệnh viện đa khoa huyện Bố Trạch. Giai đoạn hai sẽ được triển khai đồng bộ cho các bệnh viện còn lại. Tổng số vốn đầu tư cho dự án gần 50 tỷ đồng. Công nghệ hấp được đánh giá ưu việt hơn so với công nghệ xử lý rác thải bằng lò đốt.
 
Và để đạt được mục tiêu xử lý toàn bộ chất thải y tế, bảo đảm không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái, ngoài sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền các cấp, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng nhằm tăng cường nguồn lực cho các cơ sở y tế trong việc đầu tư hệ thống xử lý rác thải, nhất là tuyến y tế cơ sở - nơi đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
 Nhật Văn - Thành Trung
,
  • "Thành công của kế hoạch hóa gia đình là tiền đề cho phát triển bền vững"

    (QBĐT) - Hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11-7), Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông trên toàn tỉnh nhằm tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của DS-KHHGĐ đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình, sự phát triển bền vững của đất nước. 

    12/07/2018
    .
  • Xã Đại Trạch: Đổi mới công tác tuyên truyền dân số

    (QBĐT) - Theo bà Nguyễn Thị Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) huyện Bố Trạch, xã Đại Trạch là địa phương dẫn đầu phong trào dân số của huyện với tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên luôn ở mức thấp, các CLB liên quan đến DS-KHHGĐ hoạt động hiệu quả, tỷ lệ người dân sử dụng các biện pháp KHHGĐ cao... Kết quả trên là nhờ đội ngũ dân số xã luôn tích cực, mạnh dạn đổi mới công tác tuyên truyền đến người dân.

    11/07/2018
    .
  • Kế hoạch hóa gia đình từ quyền con người đến phát triển bền vững

    (QBĐT) - Việc Quỹ Dân số Liên hợp quốc chọn chủ đề cho Ngày Dân số thế giới 11-7 năm nay: "Thành công của kế hoạch hóa gia đình là tiền đề cho phát triển bền vững" thực sự có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), nhất là với một tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và chưa đạt mức sinh thay thế như tỉnh ta.

    11/07/2018
    .
  • Mặc ngay quần áo mới mua: Coi chừng bị dị ứng và ung thư!

    Không ít người có thói quen mặc ngay quần áo mình mới mua. Họ nên suy nghĩ lại vì Cơ quan về an toàn thực phẩm, môi trường và lao động của Pháp (ANSES) vừa cảnh báo những mối nguy tiềm ẩn trong các bộ quần áo mới là có thật.
     
    09/07/2018
    .
  • Dưa hấu - vị thuốc và món ăn ngon

    Dưa hấu không những ngon ngọt dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể một lượng nước khá lớn, các vitamin và nguyên tố vi lượng quý giá. Trong Y học cổ truyền, dưa hấu còn là vị thuốc quý.

    09/07/2018
    .
  • Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình tiếp nhận kỹ thuật nội soi đại tràng

    (QB​ĐT) - Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình vừa tiếp nhận kỹ thuật nội soi đại tràng từ Bệnh viện Trung ương Huế.

    07/07/2018
    .
  • Hội nghị trực tuyến "Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tuyến cơ sở"

    (QBĐT) - Ngày 6-7, Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến "Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tuyến cơ sở". 

    07/07/2018
    .
  • Bổ sung nước đúng cách mùa nắng nóng giúp tăng sức đề kháng

    Vào mùa nắng nóng, ngoài việc giải nhiệt cho cơ thể bằng các biện pháp làm mát như dùng quạt, điều hòa nhiệt độ, bơi lội, tắm, dinh dưỡng... thì uống nước đúng cách cũng là phương pháp giải nhiệt hiệu quả. Việc uống nước đúng cách không chỉ góp phần làm mát mà còn tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh trong tiết trời oi nóng.
     
    06/07/2018
    .