.

Kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

Thứ Tư, 15/04/2015, 16:53 [GMT+7]

(QBĐT) - Ngày 15-4, UBND tỉnh đã ban hành Báo có số 52 /BC-UBND về kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Sau đây là toàn văn Báo cáo:

Thực hiện Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13 ngày 25-12-2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 2-1-2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) (Quyết định số 01/QĐ-TTg), Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình báo cáo kết thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như sau:

I. Qúa trình tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

1. Công tác tổ chức lấy ý kiến

1.1. Các hoạt động triển khai, chỉ đạo thực hiện

Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13 ngày 25/12/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 2-1-2015 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng thời gian quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 27-1-2015 về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, trong đó giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan triển khai nội dung Kế hoạch này.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Tư pháp đã có Công văn số 164/STP-XDVB ngày 28-1-2015 hướng dẫn thực hiện tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi); các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện đều đã ban hành kế hoạch để chỉ đạo, hướng dẫn các đối tượng thuộc quyền quản lý tham gia ý kiến đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

1.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn, đôn đốc thực hiện

Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn, đôn đốc thực hiện tổ chức lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn thực hiện thường xuyên bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như phổ biến trong các buổi sinh hoạt chi bộ, trong các hội nghị, cuộc họp, trên các trang Website của tỉnh, của ngành...

Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo đăng tải, phát sóng toàn bộ dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), mở chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến những nội dung, cách thức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi); kịp thời đăng tải, đưa tin những ý kiến thảo luận, đóng góp vào dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) trên Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình và các phương tiện thông tin đại chúng

Ở cấp tỉnh, ngày 4-2-2015, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức Hội nghị phổ biến các nội dung liên quan đến việc tổ chức triển khai lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), thành phần gồm đại diện Thường trực HĐND tỉnh và các Ban của HĐND tỉnh; đại diện Lãnh đạo UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh; đại diện Văn phòng Tỉnh ủy, các Ban của Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Website tỉnh; đại diện Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Chánh Văn phòng HĐND-UBND, Trưởng phòng Tư pháp các huyện, thành phố, thị xã.

Sau Hội nghị cấp tỉnh, hầu hết các cơ quan, tổ chức đã tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức hội nghị, góp ý trực tiếp vào văn bản; mở chuyên trang, chuyên mục trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình; lồng ghép vào các buổi sinh hoạt định kỳ của cơ quan, đơn vị...

Ở cấp huyện, các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức các Hội nghị phổ biến, quán triệt các văn bản chỉ đạo thực hiện của các cơ quan có thẩm quyền và tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến của các đối tượng thuộc quyền quản lý về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Đến cuối tháng 3/2015, 7/8 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh đã hoàn thành việc tổ chức các hội nghị phổ biến, quán triệt lấy ý kiến tham gia của người dân trên địa bàn và tổng hợp báo cáo gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp kết quả chung của toàn tỉnh.

Ở cấp xã, 143/159 xã, phường, thị trấn cũng đã triển khai thực hiện nghiêm túc. Cấp ủy, chính quyền và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư phối hợp phổ biến, tuyên truyền và triển khai lấy ý kiến tham gia dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) bằng nhiều hình thức phù hợp.

2. Các hình thức tổ chức lấy ý kiến

Các cơ quan, tổ chức, địa phương đã tiến hành triển khai, tuyên truyền, phổ biến nội dung, cách thức lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) trong phạm vi ngành, địa phương bằng các hình thức đa dạng, phù hợp với trình độ dân trí, tập quán của nhân dân như: Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản, thảo luận tại các cuộc họp, hội nghị, hội thảo; thông qua Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, tổ chức; viết tin, bài đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng... tổ chức phổ biến, tuyên truyền tới thôn, bản, tổ dân phố qua bản tin của Đài truyền thanh - Truyền hình, qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, tuyên truyền lưu động, niêm yết thông tin tại Trung tâm giao dịch 1 cửa...

3. Đánh giá chung về công tác chỉ đạo và góp ý Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

Hoạt động góp ý về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã thu hút sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn từ cấp tỉnh đến tận cơ sở. Ủy ban nhân dân tỉnh xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong năm 2015, đã tập trung chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương cùng các cơ quan đơn vị trên địa bàn thực hiện nghiêm túc và góp ý đảm bảo chất lượng và tiến độ. Qua tổng hợp báo cáo góp ý của các cơ quan, tổ chức, địa phương trên địa bàn tỉnh thì hầu hết các ý kiến đều nhất trí với nội dung, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, bố cục và kỹ thuật lập pháp của Bộ luật Dân sự (sửa đổi)...

Kết quả đóng góp ý kiến của các tầng lớp nhân dân tỉnh Quảng Bình như sau:

- Về góp ý trực tiếp bằng văn bản: Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia
- Về tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp lấy ý kiến: Có 1.361 cuộc họp, hội nghị
- Số lượt người tham gia: Trên 365.782 lượt.

4. Các đối tượng được lấy ý kiến, các đối tượng đóng góp ý kiến và được tổng hợp vào báo cáo

Các đối tượng được lấy ý kiến tham gia, các đối tượng đóng góp ý kiến và được tổng hợp vào báo cáo bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh; HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã; HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn; các cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác trên địa bàn tỉnh; các doanh nghiệp; các trường trung học, các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí; luật sư, luật gia, trí thức, người uy tín trong các dân tộc thiểu số, trong thôn bản, tiểu khu, chức sắc các tôn giáo và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

II. Đánh giá chung đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, đường lối của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế xã hội và cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; cụ thể hóa những tư tưởng, nguyên tắc cơ bản của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 về quyền tự do sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu và thành phần kinh tế, về tăng cường các biện pháp để bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống dân sự. Đảm bảo Bộ luật Dân sự thực sự trở thành Bộ luật của quan hệ thị trường thông qua việc ghi nhận một cách nhất quán nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự; đáp ứng tốt hơn yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) có tính khái quát, tính dự báo, tính ổn định lâu dài và tính khả thi; thể hiện được đầy đủ vai trò là luật chung của hệ thống luật tư. Trong mối quan hệ với các luật chuyên ngành thì Bộ luật Dân sự là luật chung, luật gốc, quy định những vấn đề cơ bản nhất, chung nhất có liên quan đến tất cả các lĩnh vực thuộc đời sống dân sự; định hướng cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Mục tiêu, quan điểm, nội dung dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) phù hợp với chủ trương hoàn thiện chính sách pháp luật về dân sự được nêu trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; các kết luận của Bộ Chính trị về công tác cải cách tư pháp, đồng thời đã đáp ứng kịp thời sự phát triển thường xuyên, liên tục của các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.

Có sự kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật dân sự hiện có, đồng thời đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung cho phù hợp với Hiến pháp 2013 như quyền lập hội, quyền tiếp cận thông tin, quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân…cơ bản phù hợp với thực tiễn cuộc sống, bảo vệ các giá trị văn hóa, tập quán, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta, có sự tham khảo kinh nghiệm xây dựng Bộ luật Dân sự của các nước trong khu vực và trên thế giới, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

III. Những ý kiến cụ thể về nội dung dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

Qua tổng hợp báo cáo của các cơ quan, tổ chức, địa phương trên địa bàn tỉnh, hầu hết các ý kiến đều nhất trí với nội dung, bố cục và kết cấu, tên, vị trí, quy định các chương, điều, khoản của dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đảm bảo khoa học và hợp lý. Ngoài ra có một số ý kiến tham gia vào các nội dung cụ thể trong dự thảo, có sự so sánh để tương thích với hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, đồng thời đi sâu phân tích những vấn đề trọng tâm được xác định tại phụ lục III, Quyết định số 01/QĐ-TTg, cụ thể như sau:

1. Về các quy định cụ thể của dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

1.1. Chương I - Phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc cơ bản và áp dụng pháp luật dân sự

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia ý kiến góp ý vào Chương I, cụ thể:
- Điều 9. Nguyên tắc hòa giải
+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị thêm cụm từ “và các yếu tố vi phạm khác ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, nhân cách con người” vào sau cụm từ “Không ai được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực”.
- Điều 11. Về áp dụng tập quán và Điều 12. Về áp dụng tương tự pháp luật
+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại các Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị không quy định vấn đề này trong dự thảo với lý do: Thứ nhất, quy định này thiếu tính khả thi vì việc thực hiện trên thực tế đòi hỏi Thẩm phán, Hội thẩm phải được đào tạo một cách bài bản về nghiệp vụ, kỹ năng. Thứ hai, quy định này liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm của Toà án, cần nghiên cứu để nếu cần thiết thì quy định trong Luật Tổ chức Tòa án hoặc Bộ luật Tố tụng Dân sự.

1.2. Chương II - Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia ý kiến góp ý vào Chương II. Cụ thể:

- Điều 19. Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị không quy định vấn đề này trong dự thảo với lý do: Ngoài các lý do thứ nhất, thứ hai và thứ ba được sử dụng để giải thích đối với loại ý kiến thứ 2 được nêu ở Khoản 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TTg còn bổ sung thêm lý do: Trong điều kiện nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc quy định các tranh chấp dân sự chưa được pháp luật dân sự điều chỉnh thì do các văn bản pháp luật khác điều chỉnh để giải quyết không nhất thiết phải giải quyết theo nguyên tắc áp dụng tương tự hoặc tiền lệ pháp, nhằm hạn chế tình trạng áp dụng pháp luật tùy tiện, lạm quyền... của Thẩm phán khi giải quyết các vụ, việc dân sự. Đồng thời, đề nghị đưa nội dung này vào quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Mặt khác, hiện nay án lệ cũng được tổng hợp, tập quán thì mỗi địa phương một khác và nhận thức về tập quán của mỗi thành viên tham gia xét xử cũng khác nhau nên việc giải quyết vụ việc dân sự dựa trên án lệ hoặc tập quán là không khả thi. 

- Điều 20. Hủy bỏ quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị bổ sung thêm cụm từ “theo quy định của pháp luật” sau cụm từ “của cơ quan, tổ chức đó”.

Lý do, vì không thể khi giải quyết vụ, việc dân sự Tòa án có quyền hủy bỏ luôn quyết định cá biệt trái pháp luật mà cần phải hủy bỏ theo một trình tự tố tụng độc lập khác tùy thuộc vào loại quyết định cá biệt thuộc lĩnh vực gì (dân sự, hành chính hay kinh doanh thương mại...).

1.3. Chương III-Cá nhân

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia ý kiến góp ý vào Chương III. Cụ thể:

- Điều 27. Mất năng lực hành vi dân sự

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi Khoản 1: Người mất năng lực hành vi dân sự là người do bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình trên cơ sở kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần có thẩm quyền.

Lý do, theo quy định của dự thảo, người mất năng lực hành vi dân sự là người được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Với quy định này là không khả thi, bởi lẽ trong thực tiễn, người được coi là mất năng lực hành vi dân sự chỉ cần có kết luận của Hội đồng Giám định pháp y tâm thần là đủ, không cần có thêm trình tự Tòa án tuyên bố, việc Tòa án tuyên bố chỉ là thủ tục gây phiền hà cho người dân và không cần thiết.

- Điều 28. Hạn chế năng lực hành vi dân sự

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:
 

Thứ nhất, đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 1 thành: Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản hoặc có những việc làm khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình, của xã hội gây thiệt hại hoặc gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Bởi vì, quy định như dự thảo là chưa đủ: Trên thực tế, có nhiều người do nghiện ma tuý và các chất kích thích khác nhưng không phá tán tài sản của gia đình mà phá tán tài sản của người khác hoặc có trường hợp người nghiện ma tuý và các chất kích thích khác nhưng không phá tán tài sản của ai cả, nhưng trên thực tế họ không làm chủ được hành vi của mình thì cũng có thể bị Toà án ra quyết định tuyên bố là người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan.

Thứ hai, đề nghị không quy định những người nghiện ma túy, người dùng chất kích thích khác là người hạn chế năng lực hành vi dân sự. Vì lý do xét về mặt y học những người này chưa thuộc trường hợp được xem là hạn chế lý trí và ý chí, xét về mặt xã hội đây là trường hợp người đó tự đặt mình trong tình trạng “kích động mạnh” khi thực hiện các hành vi dân sự. Pháp luật hình sự, hành chính...đều xem đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Do đó sẽ phát sinh mâu thuẩn khi xử lý đối với những người này. Nếu áp dụng quy định trên, thân nhân họ yêu cầu Tòa án tuyên bố họ là người hạn chế năng lực hành vi dân sự, vấn đề đặt ra là trách nhiệm của họ được giải quyết như thế nào, đây là kẽ hở pháp luật để thoái thác trách nhiệm dân sự đối với người bị hại.

- Điều 29. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đề nghị sửa đổi Khoản 1, khoản này quy định như sau: Người do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, tổ chức y tế có thẩm quyền xác nhận người đó có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.
Với quy định như trên là chưa phù hợp, quá trình áp dụng sẽ phát sinh các tranh chấp, bởi chức năng của cơ sở y tế là khám chữa bệnh, chứ không có chức năng quyết định, đánh giá năng lực hành vi dân sự của một con người; kết luận của cơ sở y tế về sức khoẻ, nhận thức chỉ là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét đưa ra phán quyết. Trong trường hợp này cần quy định: Toà án là cơ quan có thẩm quyền tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trên cơ sở căn cứ kết luận của tổ chức y tế có thẩm quyền.

Thứ hai, đề nghị sửa đổi Khoản 2: Nội dung khoản này quy định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quyết định của Tòa án thì phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên tại Điều 151 của dự thảo lại không quy định về đại diện theo pháp luật đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Vì vậy, đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản này và Điều 151 cho phù hợp và thống nhất với nhau.

- Điều 31. Quyền đối với họ, tên

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung mới, cụ thể như sau:
Đề nghị bổ sung vào Khoản 2 quy định: Họ của các con trong gia đình cần thống nhất tránh trường hợp trong cùng một gia đình mà người theo họ cha, người mang họ mẹ vì quy định họ của cá nhân theo thỏa thuận của cha mẹ sẽ tạo khó khăn cho cán bộ hộ tịch khi cha mẹ thỏa thuận con trai mang họ bố, con gái mang họ mẹ trong cùng một gia đình.

- Điều 32. Quyền thay đổi họ, tên

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đề nghị sửa đổi Điểm h Khoản 1 từ "Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính" thành "Thay đổi tên của người được xác định lại giới tính".

Thứ hai, đề nghị quy định độ tuổi “từ đủ chín tuổi trở lên” thành “từ đủ mười bốn tuổi trở lên” vì ở độ tuổi này nhận thức, suy nghĩ, hành động của con người chín chắn hơn.

- Điều 34. Quyền được khai sinh, khai tử

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đề nghị quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc khai tử cho 01 người đã chết, bởi tại Khoản 2 Điều 34 còn quy định chung chung.

Thứ hai, đề nghị cơ quan soạn thảo quy định cụ thể hơn nội dung Khoản 1 vì dự thảo quy định “cá nhân khi sinh ra có quyền khai sinh”. Vậy việc khai sinh có bắt buộc hay không? Khi sinh ra có quyền không khai sinh không?

Thứ ba, đề nghị cơ quan soạn thảo quy định cụ thể hơn nội dung của Khoản 3 theo hướng quy định một khoảng thời gian cụ thể (theo giờ hoặc theo ngày) mà sau khi sinh trẻ sơ sinh bị chết thì không phải khai sinh, khai tử hoặc phải khai sinh, khai tử, bởi các khái niệm “chết sau khi sinh” và “sinh ra mà chết ngay” trong dự thảo còn chung chung, quá trình áp dụng sẽ dẫn đến tuỳ tiện.

- Điều 36. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 2 theo hướng : “nghiêm cấm sử dụng hình ảnh của người khác nhằm xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Mọi trường hợp vi phạm phải được xử lý nghiêm minh theo qui định của pháp luật”.Vì trên thực tế, hầu như tất cả những người có hình ảnh đưa lên các phương tiện đăng tải thông tin, kể cả những trang cá nhân, chưa có trường hợp nào bị phản đối (trừ trường hợp đưa lên nhằm xâm phạm danh dự người có hình), điều đó cho thấy việc sử dụng hình ảnh là bình thường bởi nó không gây nguy hại cho người có hình ảnh. Quy định theo hướng như đã nêu tạo điều kiện cho các chủ thể khác sử dụng hình ảnh của người khác một cách thuận lợi mà không vi phạm đến quyền về hình ảnh của cá nhân người khác.

- Điều 37. Quyền sống, quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:
Tại Điểm b Khoản 4 cần thêm đối tượng đồng ý trong việc khám nghiệm tử thi đó là: Cha, mẹ đẻ hoặc cha, mẹ nuôi, người nuôi dưỡng nhằm đảm bảo quyền cấm xâm phạm thi thể.

- Điều 40. Quyền xác định lại giới tính

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:
Đề nghị gộp nội dung Khoản 1 với phương án 2 của Khoản 4, cụ thể như sau: Trong trường hợp thật đặc biệt, cá nhân là người thành niên có quyền chuyển giới và xác định lại giới tính nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
Đối với Khoản 4:  
+ Có ý kiến đề nghị chọn Phương án 1.
+ Một số ý kiến đề nghị chọn Phương án 2: Theo Khoản 3, Điều 40 việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Vậy luật qui định người nào được xác định lại giới tính và người nào không?

Theo luật năm 2005, phạm vi những người được xác định lại giới tính chỉ hạn hẹp trong những người được gọi là "liên giới tính", điều này hoàn toàn không công bằng cho những người chuyển giới nhưng không thuộc người "liên giới tính".

Tuy nhiên, khi lựa chọn Phương án 2 cho phép chuyển đổi giới tính nhằm xác định lại giới tính của con người thì dự thảo cần bổ sung quy định rõ hơn các trường hợp được phép chuyển đổi giới tính do khiếm khuyết về hình thể hoặc do khiếm khuyết về tâm, sinh lý.

Cụ thể là cần quy định rõ những người cần xác định lại giới tính có thể thuộc 3 trường hợp gồm những người có khiếm khuyết về thể chất (sinh ra không rõ giới tính nào), những người có khiếm khuyết về tinh thần (hình dạng là nam nhưng tâm lý, tình cảm thì là nữ và ngược lại) và những người không có bất kỳ khiếm khuyết nào.

Trên cơ sở đó, cần phân thành ba mức độ khác nhau để có những quy định về quyền xác định lại giới tính, chuyển giới cho phù hợp, tránh trường hợp trong thực tiễn phát sinh việc lợi dụng quy định này thực hiện việc xác định lại giới tính, chuyển giới để thực hiện các hành vi trái pháp luật.

- Điều 42. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể:

Thứ nhất, quy định như khoản 3 Điều 42 dự thảo đã đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em chưa? Vì trong dự thảo chỉ mới đề cập đến việc hai cá nhân sống chung mà chưa dự liệu những trường hợp hai cá nhân sống chung và có con chung, con riêng thì quyền lợi của đứa trẻ sẽ như thế nào. Đồng thời, đề nghị bổ sung quy định “Trường hợp họ có con chung thì quyền, nghĩa vụ của họ được xác định theo theo Luật Hôn nhân và gia đình”.

Thứ hai, việc quy định như dự thảo có tương thích với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không? Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng”; việc giải quyết quan hệ tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn "phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”.
Việc quy định điều khoản này vào Bộ luật Dân sự có thể dễ dẫn đến tình trạng khuyến khích việc sống chung mà không kết hôn làm ảnh hưởng đến văn hóa, đạo đức lối sống và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 3 vì việc quy định “thỏa thuận” là chưa phù hợp, vì nếu việc thỏa thuận mà không bị ràng buộc với các điều kiện của pháp luật thì có thể các bên thỏa thuận trái với đạo đức xã hội. Do đó nên bổ sung thêm cụm từ “theo quy định” sau từ “thỏa thuận” để các bên thực hiện thỏa thuận theo quy định của pháp luật.

- Điều 43. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. “Không được vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý”. Vì lý do, quy định như vậy là phù hợp với tập quán người Việt Nam, đặc biệt là vùng nông thôn, tránh sự hiểu nhầm máy móc.

- Điều 45. Quyền tự do đi lại và cư trú

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Cần thêm cụ từ “theo quy định của pháp luật” vào sau cụm từ “từ nước ngoài về nước”.

- Điều 46. Quyền lao động

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động đối với nhân công chưa thành niên, nhân công cao tuổi, nhân công nữ”. Lý do, nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhóm người lao động vị thành niên, người lao động cao tuổi và lao động nữ để ổn định cuộc sống gia đình và bản thân.

- Điều 48. Quyền tiếp cận thông tin

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: "Cá nhân có quyền tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật".

- Điều 49. Quyền lập hội

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: "Cá nhân có quyền lập hội theo quy định của pháp luật".

- Điều 50. Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Thứ nhất, trên thực tế người dân có nhiều nghiên cứu, sáng tạo về công nghệ, khoa học kỹ thuật…nhưng việc thử nghiệm các nghiên cứu, sáng tạo đó chưa được quy định rõ ràng hoặc bị hạn chế, vì vậy cần bổ sung quyền thử nghiệm các nghiên cứu, sáng tạo vào điều này.

Thứ hai, đề nghị bổ sung quyền đối với mồ mả, hài cốt người thân của mình trong đó có quyền xây dựng mồ mả, bảo vệ, di chuyển hài cốt đến nơi phù hợp hơn. Trường hợp có tranh chấp về phương án di chuyển hài cốt thì căn cứ vào nguyện vọng của người quá cố khi còn sống, nếu không có nguyện vọng của người quá cố khi còn sống thì căn cứ vào phong tục, tập quán địa phương hoặc truyền thống dân tộc; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Điều 53. Nơi cư trú của người chưa thành niên

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Tại Khoản 1 cần thêm cụm từ “đẻ, cha hoặc mẹ nuôi” sau cụm từ “cha hoặc mẹ”.

- Điều 72. Thẩm quyền, thủ tục cử người giám hộ, người giám sát

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.

- Điều 80. Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Không nhất trí với nội dung tại Điểm c Khoản 1 “...nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý”. Vì lý do, tài sản của vợ, chồng làm ra, khi một người chết hoặc mất hành vi dân sự thì chỉ có người vợ hoặc người chồng đang sống hoặc con mới được quản lý tài sản đó.

- Điều 82. Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị bổ sung nội dung mới, cụ thể như sau: Bổ sung quy định quyền được hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú.

- Điều 84. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích
+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị bổ sung nội dung mới, cụ thể như sau: Bổ sung quy định quyền được hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích.

1.4. Chương IV - Pháp nhân

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia ý kiến góp ý vào Chương IV. Cụ thể:

- Điều 89. Pháp nhân

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị bổ sung nội dung mới, cụ thể như sau: Bổ sung quy định pháp nhân có tài sản độc lập với hộ gia đình, tổ chức khác (dự thảo quy định pháp nhân có tài sản độc lập với cá nhân và pháp nhân khác là chưa đầy đủ) hoặc có thể quy định lại Khoản 2 như sau: “Pháp nhân có tài sản độc lập với chủ thể khác”.

- Điều 94. Tên gọi của pháp nhân

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Đề nghị quy định cụ thể tên gọi của Pháp nhân bằng cả tiếng Việt hoặc một trong những thứ tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài tại Khoản 1, Điều này cho phù hợp với thực tế và phù hợp với quy định trên của Hiến pháp 2013. Vì thực tế hiện nay, trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phần tên gọi của Pháp nhân được thể hiện cả bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài và tên viết tắt của pháp nhân, hơn nữa tại Điều 5 của Hiến pháp 2013 quy định: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”.

1.5. Chương VIII-Giao dịch dân sự

Tổng số có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia góp ý vào Chương VIII. Cụ thể:

- Điều 145. Giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức

+ Nhiều ý kiến tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Đa số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Tiếp tục duy trì quy định như Bộ luật Dân sự hiện hành bởi các lý do đã nêu ở Khoản 4 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.
+ Một số ý kiến đề nghị bổ sung nội dung mới, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đề nghị bổ sung hình thức trong giao dịch dân sự một phần thể hiện ý chí của các bên trong giao dịch, đồng thời đề cao vai trò quan trọng, tính nghiêm túc trong một số giao dịch dân sự. Mặt khác pháp luật dân sự cũng chỉ quy định một số trường hợp giao dịch dân sự có hiệu lực về hình thức nhằm đảm bảo tính an toàn trong giao dịch; bởi trên thực tế có một số giao dịch nội dung không trái với ý chí nguyện vọng của các bên nhưng hình thức lại không phù hợp với ý chí của các bên, do vậy cần tiếp tục duy trì quy định như Bộ luật Dân sự để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Thứ hai, thực tế hiện nay xảy ra trường hợp các giao dịch dân sự không tuân thủ về hình thức khi Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn nhất định, thì một bên chủ thể giao dịch dân sự vì lợi ích riêng của mình cố tình không thực hiện để giao dịch đó bị vô hiệu. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền, lợi ích chính đáng của chủ thể còn lại trong giao dịch. Nếu quy định như tại điểm b khoản 1 Điều 145 của dự thảo sẽ không giải quyết được những trường hợp này.

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuật ngữ “cho phép” chưa đảm bảo được tính bắt buộc khi phải thực hiện các quy định về hình thức theo quy định pháp luật trong các trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ về hình thức tại điểm này. Do đó, tại điểm này nên thay thuật ngữ này bằng cụm từ “buộc các bên” để tăng tính nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời, cũng cần bổ sung thêm quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại thực tế và chính đáng do giao dịch bị vô hiệu do lỗi cố ý của chủ thể không thực hiện các quy định về hình thức để giao dịch bị vô hiệu. Có như vậy, quy định này mới đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho các bên tham gia giao dịch.

- Điều 148. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đề nghị tiếp tục duy trì quy định như Bộ luật Dân sự hiện hành bởi các lý do đã nêu ở Khoản 5 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.

Thứ hai, đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định về chế tài phạt lỗi cố ý của bên giao dịch dân sự bị vô hiệu (một bên hoặc cả các bên) theo yêu cầu của người thứ ba trong giao dịch này.

1.6. Chương IX-Đại diện

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia góp ý vào Chương IX. Cụ thể:

- Điều 151. Đại diện theo pháp luật của cá nhân

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Bổ sung người đại diện theo pháp luật đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho phù hợp với quy định tại Điều 29 dự thảo.

- Điều 161. Hậu quả của giao dịch dân sự do bên không có quyền đại diện xác lập, thực hiện

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Bỏ cụm từ “phải biết” ra khỏi Khoản 3 vì lý do, quy định người thứ 3 “phải biết” là quy định làm khó cho người thứ ba. Dự thảo đã có quy định người đại diện có nghĩa vụ phải cho người thứ ba biết về phạm vi đại diện của mình tại Điều 158 (quy định này là hợp lý) vì vậy, việc quy định tại Khoản 3 như trên vừa không cần thiết, vừa không hợp lý.

1.7. Chương X-Thời hạn và thời hiệu

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia góp ý vào Chương X. Cụ thể:

- Điều 164. Quy định về thời hạn, thời điểm tính thời hạn

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Khoản 1 dự thảo điều này quy định 1 năm có 365 ngày là chưa chính xác vì có năm chỉ có 364 ngày. Đồng thời quy định 1 tháng có 30 ngày cũng không chính xác, theo lịch dương mỗi năm có 12 tháng, có tháng 31 ngày, có tháng 30 ngày, tháng 2 chỉ có 28 ngày. Tương tự, nếu nói nửa tháng là 15 ngày cũng không chính xác.

+ Có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung mới, cụ thể như sau: Bổ sung quy định cách tính thời hạn đối với khoảng thời gian diễn ra liền nhau, vì nội dung Điều 164 chỉ quy định khoảng thời hạn diễn ra chưa liền nhau. Nếu luật không quy định và các bên cũng không có thỏa thuận thì rất dễ dẫn đến tranh chấp trên thực tế. Chẳng hạn các bên thỏa thuận cho vay thời hạn một tháng, ngày bắt đầu là 15/2, vậy ngày kết thúc sẽ là 15/3, 16/3 hay 17/3 (vì tháng 2 chỉ có 28 ngày).

- Điều 165. Thời điểm bắt đầu thời hạn

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Đề nghị sửa đổi Khoản 2 Điều 165 từ “Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định” thành “Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì thời hạn được bắt đầu từ ngày, tuần, tháng, năm đó”. Quy định như vậy để phù hợp với Khoản 1 Điều 162 dự thảo.

- Điều 179. Thời hiệu xác lập quyền sở hữu

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Sửa đổi Khoản 4 từ "Thời hiệu để xác lập quyền sở hữu của nhà nước đối với bất động sản không xác định được chủ sở hữu là 5 năm..." thành "Thời hiệu để xác lập quyền sở hữu của nhà nước đối với bất động sản không xác định được chủ sở hữu là 3 năm..." (Ví dụ khi triển khai dự án giải phóng mặt bằng thi công gặp những bất động sản nằm trên đất vô chủ, nếu để 5 năm sẽ ảnh hưởng đến tiến độ dự án). 

1.8. Chương XI-Quy định chung (Phần thứ hai)

Tổng số có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia ý kiến góp ý vào Chương XI.

- Điều 181. Xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: bỏ cụm từ “Hiến pháp” ra khỏi Khoản 1 vì lý do: Mọi đạo luật nói chung và Bộ luật Dân sự nói riêng đều nhằm cụ thể hóa Hiến pháp cho nên nội dung không thể trái với Hiến pháp.

- Điều 182. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, các vật quyền khác và hiệu lực đối kháng với người thứ ba
+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đề nghị quy định một nguyên tắc thống nhất, theo đó thời điểm xác lập quyền sở hữu và vật quyền khác đối với bất động sản được tính từ thời điểm tài sản được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền và các bên đã hoàn tất thủ tục trước bạ sang tên vì các lý do đã được nêu đối với loại ý kiến thứ 2 tại Khoản 7 Phụ lục III kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TTg.

Thứ hai, đề nghị sửa đổi Khoản 3 như sau: “Trường hợp luật quy định việc chuyển giao vật phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền: Đối với bất động sản, thời điểm xác lập quyền sở hữu và vật quyền khác được tính từ thời điểm giao dịch chuyển quyền được công chứng; đối với động sản, thời điểm xác lập quyền sở hữu và vật quyền khác được tính từ thời điểm đăng ký”. Vì trong quan hệ chuyển quyền đối với vật là động sản thì ngay sau khi giao dịch được công chứng, các bên có thể đồng thời trả tiền và nhận vật cùng giấy tờ để đi đăng ký sang tên. Còn trong quan hệ chuyển quyền đối với vật là bất động sản thì từ khi giao dịch được công chứng, bên bán đã nhận tiền, bên mua chỉ được nhận hồ sơ kèm theo giấy chứng nhận hoặc giấy đăng ký đứng tên bên bán để đi làm thủ tục đăng ký, đăng ký xong phải mất 1 số ngày theo quy định của thủ tục hành chính. Nếu tranh chấp phát sinh trong thời gian làm thủ tục đăng ký thì giải quyết rất khó khăn. 

- Điều 184. Bảo vệ quyền sở hữu và các vật quyền khác

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.

+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: nên sửa đổi, bổ sung nội dung điều này cho phù hợp với tên gọi của điều vì nội dung điều này hàm chứa quy định về hạn chế quyền của chủ thể.

- Điều 185. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu và các vật quyền khác

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Nên sửa đổi, bổ sung nội dung điều này theo hướng quy định rõ từng phương thức cho dễ hiểu và dễ áp dụng trong thực tiễn, không nên giải thích rườm rà như dự thảo, cụ thể nội dung bảo vệ quyền sở hữu trong lĩnh vực dân sự có 04 phương thức: tự bảo vệ quyền sở hữu; kiện đòi lại tài sản; kiện đòi bồi thường thiệt hại; kiện đòi chấm dứt hành vi xâm phạm chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp tài sản.

- Điều 190. Giới hạn quyền sở hữu và các vật quyền khác

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Đề nghị nên xem lại nội dung Khoản 2 vì lòng đất là 1 khái niệm rộng, nó còn bị chi phối bởi nhiều ngành luật khác nhau điều chỉnh cho nên cần quy định cho chặt chẽ theo hướng quy định cụ thể chiều cao không gian và độ sâu trong lòng đất tối đa được quyền khai thác sử dụng là bao nhiêu.

- Điều 195. Ranh giới giữa các bất động sản

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Đề nghị nên xem lại nội dung Khoản 2 vì ngoài quy định việc cắt xén, tỉa cành cây, rễ cây vượt quá ranh giới thì cần quy định chung hơn vì thực tế có nhiều loại công trình,vật thể từ nhà này có thể lấn qua nhà khác như mái hiên, ô văng v.v...

- Điều 197. Bảo đảm an toàn đối với cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ gây thiệt hại cho bất động sản liền kề

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung đoạn 2 Khoản 2 như sau: Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn của pháp luật quy định. Dự thảo chỉ quy định cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý là chưa đủ, còn chung chung.

- Điều 198. Trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Đề nghị nên xem lại quy định cạnh dưới cửa phải cách mặt đất hoặc sàn nhà từ 2m trở lên đối với tầng trệt tại Khoản 1 vì quy định như vậy là chưa hợp lý. Điều này phải quy định chung cho tất cả các tầng, nền nhà của cả 2 bên (để đảm bảo quyền riêng tư).

1.9. Chương XIII-Quyền sở hữu

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia góp ý vào Chương XIII. Cụ thể:

- Điều 213. Hình thức sở hữu
+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đề nghị giữ nguyên quy định về các hình thức sở hữu như Bộ luật Dân sự hiện hành.

Thứ hai, đề nghị quy định sở hữu nhà nước thay cho sở hữu toàn dân vì trong quan hệ pháp luật dân sự, việc xác định tư cách chủ thể không có đối tượng chủ thể toàn dân.

Thứ ba, đề nghị quy định 2 hình thức sở hữu gồm sở hữu riêng và sở hữu chung trong đó sở hữu toàn dân là 1 dạng đặc biệt của sở hữu chung (sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý) vì các lý do đã được giải thích đối với loại ý kiến thứ 2 tại Khoản 6 Phụ lục III kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 2-1-2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ tư, đề nghị cần bổ sung 4 hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu chung vì: Sở hữu nhà nước được giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, sử dụng, định đoạt cụ thể còn sở hữu toàn dân thì việc định đoạt thậm chí cả sử dụng phải thông qua thủ tục  pháp lý đặc biệt (Nghị quyết Quốc hội, trong đó có cả phê chuẩn Điều ước, Hiệp ước quốc tế).

Thứ năm, để xác định các hình thức sở hữu thì nên căn cứ vào chủ thể quyền sở hữu hoặc đối tượng sở hữu.

- Điều 239. Sở hữu chung của các thành viên gia đình

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Đề nghị bỏ nội dung quy định tại Khoản 5 vì hộ gia đình không phải là chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự.

- Điều 240. Sở hữu chung của vợ chồng

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Theo Điều 240 và các Điều ở phần thừa kế của dự thảo, sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất và được phân chia thừa kế khi có một bên chồng hoặc vợ qua đời. Quy định như trên có thể sẽ làm phát sinh những ứng xử không phù hợp với truyền thống đạo đức Việt Nam như các con khởi kiện buộc cha (mẹ) bán nhà chia thừa kế khi người kia mất dù tài sản chung vợ chồng chỉ có một căn nhà duy nhất họ đang sống. Do đó nên bổ sung quy định một mốc thời gian mà ở độ tuổi đó vợ chồng đã có một khoảng thời gian dài liên tục gắn bó với nhau, con cái cũng trưởng thành và có thể tự lập được. Tại mốc thời gian đó trở đi khi một bên vợ hoặc chồng qua đời không để lại di chúc thì tài sản chung vợ chồng được chuyển cho người còn sống.

Như vậy, xét về mặt pháp lý: tài sản chung vợ chồng là tài sản do vợ chồng cùng nhau tạo lập và phát triển theo công sức của mỗi người. Nếu người chồng hoặc người vợ qua đời không thể hiện ý chí để lại di sản thừa kế cho người khác thì pháp luật cần quy định ưu tiên quyền thừa kế cho người còn sống. Xét về mặt tình cảm, tài sản do vợ chồng cùng nhau tạo lập và phát triển trong thời gian dài sẽ mang nhiều dấu ấn, kỷ niệm, riêng tư, vợ chồng cần tôn trọng quyền định đoạt của người còn lại nếu người mất không để lại di chúc.

- Điều 251. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Đề nghị sửa đổi Điểm a Khoản 2 thành “Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị bằng với giá trị tài sản của người đó”.

- Điều 255. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy
+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Đề nghị quy định rõ hơn nội dung việc áp giá trị 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định để xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy.

1.10. Chương XIV-Các vật quyền khác

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia góp ý vào Chương XIV. Cụ thể:

- Điều 273. Thoát nước

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Đề nghị bỏ cụm từ “sở hữu” và thay bằng cụm từ “sử dụng” trong Khoản 1 Điều 273. Vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, nhà nước chỉ giao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất mà không giao quyền sở hữu đất đai cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào.

+ Đề nghị bổ sung cụm từ “hố ga chứa nước thải sinh hoạt” trong Khoản 3 Điều 273 như sau “3. Chủ sở hữu bất động sản phải làm hố ga chứa nước thải sinh hoạt, cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, không để nước thải chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản khác, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng”.

Vì nước thải ra trong sinh hoạt hàng ngày cơ bản không có các chất độc hại, có thể thẩm thấu vào đất mà không gây ô nhiễm môi trường. Việc bổ sung thêm quy định như vậy để tăng thêm nghĩa vụ của chủ sử dụng trong việc thoát nước thải trong khu dân cư. Hiện nay bất cập của hệ thống thoát nước thải chưa hoàn chỉnh và không phải bất cứ trường hợp nào cũng yêu cầu chủ sử dụng bất động sản khác phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

1.11. Chương XV-Quy định chung (Phần thứ ba)

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia góp ý vào Chương XV. Cụ thể:

- Điều 337. Cầm cố quyền đòi nợ 

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Tại Khoản 1, đề nghị thay cụm từ “địa điểm thanh toán” thành “hình thức thanh toán”.

Do quyền đòi nợ là tài sản vô hình, không thể nắm giữ, chuyển giao trên thực tế, nên đề nghị sửa tên và nội dung Điều luật thành “Thế chấp quyền đòi nợ”.

- Điều 341. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Bổ sung cụm từ “theo quy định pháp luật hoặc thỏa thuận giữa các bên” sau cụm từ “Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố trừ trường hợp xử lý tài sản cầm cố” vì quy định như tại Khoản 2 không bảo đảm quyền của bên nhận cầm cố.

- Điều 344. Thế chấp tài sản

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Bổ sung cụm từ “hoặc chứng thực” sau cụm từ “phải được công chứng” bởi vì những nơi chưa có tổ chức hành nghề công chứng thì người dân có quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực.

- Điều 350. Quyền của bên nhận thế chấp

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Tại khoản 4, đề nghị thay cụm từ “bên thế chấp” bằng cụm từ “Bên vay vốn” cho phù hợp.

- Điều 352 về thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất, Điều 353 về thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại các Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Đề nghị đưa nội dung các Điều này ra khỏi dự thảo với lý do nội dung này đã được Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn khác quy định cụ thể.

- Điều 367. Bảo lãnh

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Bổ sung cụm từ “hoặc tổ chức” sau cụm từ “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh)” bởi vì thực tế có rất nhiều trường hợp cá nhân hoặc tổ chức dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ.

- Điều 378. Lỗi trong trách nhiệm dân sự

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Bổ sung thêm cụm từ “theo quy định của pháp luật” vào sau cụm từ “Người không thực hiện đúng nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự”.

- Điều 410. Đề nghị giao kết hợp đồng

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Đề nghị cần làm rõ các điều kiện để xác định mục đích, bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng. Lý do, trong thực tế, đặc biệt với các doanh nghiệp, việc gửi đề nghị giao kết hợp đồng (còn gọi là gửi chào hàng cố định hoặc gửi đặt hàng cố định) thường dễ bị nhầm lẫn với gửi báo giá hay gửi lời mời chào hàng (còn gọi là chào hàng tự do). Sự khác nhau giữa đề nghị việc giao kết hợp đồng với báo giá là đề nghị về việc giao kết hợp đồng được gửi đích danh cho một người (hay một doanh nghiệp) hoặc một số người (hay một số doanh nghiệp) và do đó người gửi đề nghị giao kết hợp đồng phải tự ràng buộc mình với những nội dung đã đưa ra trong đề nghị đó.

- Điều 418 về trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, Điều 419 về trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại các Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Bổ sung cụm từ “trừ trường hợp việc thực hiện hợp đồng sau này phải do chính người đó thực hiện” vào đoạn cuối mỗi Điều.

- Điều 421. Nội dung của hợp đồng

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điểm e Khoản 2 từ “Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng” thành “Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp”. Vì khi đã giao kết hợp đồng, trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan, nếu 01 bên vi phạm hợp đồng sẽ phát sinh tranh chấp do đó các bên phải có sự thỏa thuận về cách thức giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật.

+ Một số ý kiến đề nghị bổ sung nội dung mới, cụ thể như sau:

Đề nghị bổ sung vào Điểm e Khoản 2 nội dung “Trách nhiệm nộp các khoản phí, lệ phí và các khoản thuế theo quy định” vì khi các bên giao kết hợp đồng phải có nghĩa vụ nộp các khoản phí, lệ phí và các khoản thuế, đây là 1 điều khoản dễ phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng, do đó đề nghị cần có quy định về khoản này trong hợp đồng.

- Điều 441. Thỏa thuận phạt vi phạm

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Đề nghị sửa đổi đoạn cuối Khoản 3 như sau: “Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm vẫn phải bồi thường thiệt hại”. Lý do, đặc trưng của quan hệ pháp luật dân sự là bên gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường, bất kể các bên có thỏa thuận hay không và phải coi bồi thường thiệt hại là nghĩa vụ đương nhiên, trừ trường hợp các bên tự thỏa thuận hoặc trường hợp pháp luật quy định không phải bồi thường (ví dụ bất khả kháng).

- Điều 443. Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

+ Đa số ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung Điều này, đồng thời đề nghị chọn loại ý kiến thứ 2 với các lý do đã được đề cập tại Khoản 8 Phụ lục III kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TTg. Ngoài ra còn bổ sung thêm: bản chất của hợp đồng là sự thể hiện ý chí tự nguyện của hai bên trong giao dịch được dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, tự nguyện thoả thuận; ý chí này sẽ xuyên suốt từ lúc thương thảo hợp đồng cho đến lúc ký kết hợp đồng và đi đến thực hiện hợp đồng và khi có hoàn cảnh thay đổi thì hai bên cũng sẽ tự thoả thuận để giải quyết. Nếu có sự can thiệp của bên thứ 3 (theo dự thảo là Toà án) thì không còn thể hiện ý chí tự nguyện của hai bên, trong trường hợp nếu Toà án có điều chỉnh hợp đồng (mặc dù tuân thủ theo các điều kiện chặt chẽ được quy định trong Bộ luật Dân sự) thì trên thực tiễn hợp đồng đó cũng khó thi hành trên thực tế và đề nghị đưa nội dung này vào quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự.

- Điều 444. Sửa đổi hợp đồng

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Bổ sung Khoản 2 thành “Trong trường hợp hợp đồng phải được lập theo một hình thức luật định thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

- Điều 445. Chấm dứt hợp đồng

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung mới, cụ thể như sau: Bổ sung thêm trường hợp “Khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền chấm dứt hợp đồng”.

1.12. Chương XVI-Một số hợp đồng thông dụng

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia góp ý vào Chương XVI. Cụ thể:

- Điều 478. Chuộc lại tài sản đã bán

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 2 cho phù hợp, vì đây là sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua tài sản được pháp luật công nhận. Theo đó, bên mua tài sản trong thời hạn chuộc tài sản đã bị hạn chế quyền sở hữu tài sản mà mình đã mua. Trong thực tế công tác xét xử, đã phát sinh những quan hệ liên quan tới tài sản trong thời hạn chuộc như: người mua có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản này hoặc 01 trong hai người bán hoặc người mua chết thì những người thừa kế của họ có được hưởng quyền chuộc hoặc cho chuộc lại tài sản hay không. Ngoài ra, hạn chế quyền của người mua là không chính xác. Do đó, đề nghị xem xét lại Khoản 2.

- Điều 481. Tặng cho động sản

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Đề nghị quy định “Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm các bên ký kết”. Vì nguyên tắc của giao dịch dân sự là sự thỏa thuận tự nguyện, khi các bên đã giao kết thì buộc phải thực hiện. Đối với việc đăng ký chỉ là thủ tục hành chính phải thực hiện sau khi các bên giao kết, và việc đăng ký là chỉ nhằm mục đích của việc quản lý nhà nước. Đồng thời, quy định như vậy nhằm tránh tình trạng ký hợp đồng xong rồi nhưng lại không thực hiện theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

- Điều 523. Quyền về chuyển quyền sử dụng đất

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Bổ sung cụm từ “hợp pháp” sau cụm từ “Người đang sử dụng đất”.

- Điều 527. Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Không nên quy định hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất từ thời điểm đăng ký bởi vì khi các bên đã ký kết hợp đồng và hợp đồng đã được cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực, đã thể hiện ý chí tự nguyện của hai bên khi giao kết, việc đăng ký ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ mang tính quản lý nhà nước. Nếu quy định như dự thảo sẽ dễ dẫn đến tình trạng bội ước, dễ phát sinh tranh chấp vì thời điểm từ khi ký kết đến thời điểm đăng ký có thể kéo dài. Do đó, cần có những quy định cụ thể nhằm đảm bảo tính khả thi đồng thời tránh những tranh chấp phát sinh.

- Điều 589. Quyền của bên được ủy quyền

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Bổ sung Khoản 2 thành “Hưởng thù lao nếu có thỏa thuận, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền” cho phù hợp với Điều 586 và Khoản 3 Điều 590 dự thảo.

- Điều 592. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị bổ sung nội dung mới, cụ thể như sau:
Đề nghị bổ sung thêm 1 khoản quy định nội dung “Hình thức thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền phải phù hợp với hình thức của hợp đồng ủy quyền”. Vì về mặt pháp lý, việc hủy bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương, nên thủ tục không bắt buộc phải có sự đồng ý của các bên. Nếu giao kết hợp đồng ủy quyền bằng miệng thì việc thông báo chấm dứt hợp đồng được thực hiện bằng hình thức thông báo miệng, nếu các bên giao kết hợp đồng ủy quyền bằng văn bản thì việc thông báo chấm dứt hợp đồng cũng phải bằng văn bản. 

1.13. Chương XIX-Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Tổng số có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia góp ý vào Chương XIX. Cụ thể:

- Điều 621. Bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Bộ luật Dân sự là luật chung và có tính khái quát cao nên phương pháp liệt kê là không thiết thực, không chỉ cán bộ, công chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng mới tiến hành công vụ. Do đó, cần mở rộng phạm vi điều chỉnh về chủ thể gây thiệt hại nhằm bao quát hết mọi tình huống gây thiệt hại của người thi hành công vụ. Cụ thể, cần thay thế cụm từ “cán bộ, công chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ “người thi hành công vụ”.

1.14. Chương XX-Quy định chung

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia góp ý vào Chương XX. Cụ thể:

- Điều 634. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Đề nghị chỉ quy định địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản. Lý do, trong thực tiễn việc giải quyết phân chia tài sản thừa kế không phụ thuộc vào nơi cư trú của người để lại thừa kế mà hầu hết phụ thuộc vào nơi có di sản thừa kế, đặc biệt là bất động sản, người để lại di sản thừa kế có thể có nhiều di sản tại nhiều nơi khác nhau, và việc giải quyết thường theo lãnh thổ nơi có di sản.

- Điều 640. Nghĩa vụ của người quản lý di sản

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Đề nghị sửa Điểm a Khoản 1 thành “Lập danh mục di sản; tự mình hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu” vì đây là nghĩa vụ của người quản lý di sản nên người quản lý di sản phải thực hiện, nhưng thực tế một số trường hợp người quản lý di sản không thể tự mình thu hồi mà cần phải có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy định như vậy sẽ đảm bảo tính đầy đủ của điều luật, tránh bị động, lúng túng trong việc áp dụng.

- Điều 641. Quyền của người quản lý di sản

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Điểm b Khoản 1 quy định: Người quản lý di sản được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế. Điều 684 dự thảo cũng quy định chi phí cho người bảo quản di sản là nội dung ưu tiên thanh toán đầu tiên. Đây là cơ sở pháp lý để khi giải quyết tranh chấp, Tòa án trích từ khối di sản một khoản tiền hoặc tài sản trả công cho người quản lý di sản. Tuy nhiên, nếu người bảo quản di sản và người thừa kế không thỏa thuận được việc trả thù lao thì vấn đề được giải quyết như thế nào thì dự thảo chưa quy định. Do vậy, đề nghị sửa đổi Điểm b Khoản 1 thành: “Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế hoặc theo quy định của pháp luật”.

+ Có ý kiến đề nghị bổ sung vào Khoản 1 nội dung “Được yêu cầu người thừa kế thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản di sản” vì trong thời gian quản lý di sản, có những loại di sản cần phải có biện pháp bảo quản riêng mà người quản lý di sản phải bỏ tiền để sửa chữa, bảo quản thì có quyền yêu cầu người thừa kế thanh toán chi phí cần thiết đó.  

- Điều 646. Thời hiệu thừa kế

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Đề nghị sửa đổi Khoản 1 thành: “Thời hạn yêu cầu Tòa án giải quyết việc thừa kế là 10 năm đối với bất động sản, 5 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này, những người thừa kế không thực hiện quyền thừa kế của mình thì di sản thuộc về người đang quản lý di sản đó”. Vì khoảng thời gian 30 năm theo dự thảo quy định là quá dài, trong khoảng thời gian đó nhiều quan hệ dân sự phát sinh, khi giải quyết rất khó tìm ra những căn cứ chính xác để xác định đúng hay sai mỗi khi tranh chấp về thừa kế xảy ra.  

1.15. Chương XXI-Thừa kế theo di chúc

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia góp ý vào Chương XXI. Cụ thể:

- Điều 652. Di chúc miệng

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Thay cụm từ “di chúc miệng” thành “di chúc bằng lời nói” cho hợp lý.

- Điều 656. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Đề nghị sửa đổi cụm từ “Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc” thành “Người lập di chúc phải tự tay viết hoặc đánh máy và ký vào bản di chúc” vì trên thực tế, chủ yếu người lập di chúc đến cơ quan có thẩm quyền thể hiện ý chí của mình trong bản di chúc và yêu cầu soạn thảo bản di chúc. Bên cạnh đó, một số văn bản pháp lý chuyên ngành cũng đã quy định người lập di chúc phải tự mình lập di chúc, không quy định tự tay viết hoặc đánh máy.

- Điều 665. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đề nghị bổ sung cụm từ “trừ trường hợp trong di chúc quy định rõ người còn lại không được sửa đổi, bổ sung di chúc khi một trong hai người chết”. Lý do, tài sản chung của vợ chồng là hợp nhất nên không thể xác định phần tài sản của mỗi người (vợ/chồng). Do đó, nếu người còn sống được quyền thay đổi di chúc đối với phần tài sản của mình thì nội dung di chúc sẽ không còn đúng với ý chí, nguyện vọng, định đoạt của người đã chết.

Thứ hai, việc quy định như dự thảo là chưa hợp lý, chưa đảm bảo tính khả thi trong thực tế.

- Điều 670. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị bổ sung nội dung mới, cụ thể như sau: Bổ sung quy định con dâu và con rể thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

- Điều 677. Người thừa kế theo pháp luật

+ Hầu hết ý kiến đều tán thành với nội dung quy định tại Điều này.
+ Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:
Quy định này chưa đảm bảo quyền lợi của con dâu và con rể khi chung sống cùng gia đình vợ hoặc chồng.

Về phương diện thực tiễn, quy định này chưa đề cập đến đối tượng trong quan hệ gia đình đó là con dâu và con rể. Có rất nhiều trường hợp con dâu và con rể chung sống với bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ trong thời gian dài và đã có nhiều đóng góp công sức để vun đắp, chăm sóc cho gia đình nhà chồng (vợ). Nhưng sự đóng góp này không tính được bằng vật chất, ngược lại tài sản giá trị nhất của gia đình thường là bất động sản thì lại đứng tên bố mẹ chồng (vợ) và khi bố mẹ chồng (vợ) mất đi không để lại di chúc thì những người này lại không hưởng thừa kế vì không thuộc hàng thừa kế theo pháp luật.

Về phương diện pháp lý, theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Điều 80) quy định rất rõ quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể và cha mẹ vợ, cha mẹ chồng sống chung với nhau:“Các bên có quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau theo quy định tại các Điều 69, 70, 71 và 72 của Luật này”. Các Điều 69, 70, 71, 72 là các quy định chung về các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ, của con, quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục giữa cha mẹ và con. Như vậy, pháp luật đã công nhận mối quan hệ giữa con dâu, con rể và cha mẹ chồng (vợ) sống chung với nhau như là mối quan hệ cha mẹ và con thông thường.

Để đảm bảo sự bình đẳng giữa các mối quan hệ trong gia đình, đảm bảo quyền lợi cho những người con dâu (rể) sống chung với bố mẹ chồng (vợ) trên cơ sở nuôi dưỡng lẫn nhau, đồng thời để đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về mối quan hệ giữa cha mẹ và các con thì nên xem xét quy định bổ sung con dâu (rể) sống chung cùng bố mẹ chồng (vợ) vào hàng thừa kế thứ nhất.

1.16. Đối với các Điều còn lại trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi): Hầu hết các ý kiến đều tán thành với các nội dung được quy định trong dự thảo.

2. Về những vấn đề trọng tâm được xác định tại dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

2.1. Về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia ý kiến đối với nội dung này. Trong đó:

- Hầu hết nhất trí loại ý kiến thứ nhất, bởi các lý do:

Tán thành với các lý do đã được nêu tại Khoản 1 phụ lục III, Quyết định số 01/QĐ-TTg.

Bổ sung thêm: Quy định như vậy sẽ tạo điều kiện để các cơ quan có thẩm quyền linh hoạt xử lý những trường hợp pháp luật chưa dự liệu hết nhằm bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Đồng thời việc để Tòa án chủ động giải quyết những vụ việc khi chưa có luật quy định đòi hỏi thẩm phán, hội thẩm phải công tâm, nâng cao chuyên môn để áp dụng giải quyết những trường hợp cụ thể mà pháp luật chưa dự liệu hết.

2.2. Về quyền nhân thân

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia ý kiến đối với nội dung này. Trong đó:
- Hầu hết nhất trí loại ý kiến thứ nhất, bởi các lý do:

Tán thành với các lý do đã nêu ở Khoản 2 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.

Bổ sung thêm: Bộ luật Dân sự được xác định là luật chung trong hệ thống luật tư, vì vậy khi đã quy định cụ thể, chi tiết các quyền về nhân thân thì cần nghiên cứu, rà soát quy định hết các quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự mà không để một số quyền được quy định trong Bộ luật Dân sự, một số được quy định rải rác trong các luật liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự, dẫn đến quá trình áp dụng thiếu thống nhất.

- Một số nhất trí loại ý kiến thứ hai, bởi các lý do đã nêu ở Khoản 2 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.

2.3. Về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia ý kiến đối với nội dung này. Trong đó:

- Đa số ý kiến nhất trí loại ý kiến thứ nhất, bởi các lý do:

Tán thành với các lý do đã nêu ở Khoản 3 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.

Bổ sung thêm: Dự thảo Bộ luật Dân sự đã không quy định hộ gia đình và tổ hợp tác là một chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật dân sự gây ra những khó khăn cho các cơ quan công chứng và Tòa án khi phải xác định gia đình, tổ hợp tác là gì, bao gồm những thành viên nào, tài sản của các thành viên... Hơn nữa, không quy định hộ gia đình, tổ hợp tác là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự dẫn đến những hệ quả: phải rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến hộ gia đình, tổ hợp tác như Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Hợp tác xã...; nhiều quan hệ pháp luật do hộ gia đình và tổ hợp tác thực hiện hiện nay vẫn đang được pháp luật thừa nhận và bảo vệ cũng như nhiều thủ tục hành chính, giấy tờ pháp lý liên quan đến hộ gia đình, tổ hợp tác sẽ được giải quyết như thế nào...Do vậy, các cấp có thẩm quyền cần phải có phương án trước mắt và lâu dài để khắc phục các điểm còn bất cập của quy định về hộ gia đình, tổ hợp tác tại Bộ luật Dân sự hiện hành, đồng thời về lâu dài không nên ghi nhận hộ gia đình, tổ hợp tác là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự vì đặc tính thiếu ổn định và thiếu bền vững.

- Nhiều ý kiến nhất trí loại ý kiến thứ hai, bởi các lý do:
Tán thành với các lý do đã nêu ở Khoản 3 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.
Bổ sung thêm: Các quy định cụ thể về việc xác định thành viên hộ gia đình, tài sản chung hộ gia đình, trách nhiệm dân sự hộ gia đình để khắc phục được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật theo Bộ luật hiện hành quy định.

2.4. Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia ý kiến đối với nội dung này. Trong đó:

- Nhiều ý kiến nhất trí loại ý kiến thứ nhất, bởi các lý do:

Tán thành với các lý do đã nêu ở Khoản 4 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.

Bổ sung thêm: Hình thức giao dịch đóng vai trò thứ yếu, không ảnh hưởng đến nội dung của giao dịch và không vi phạm những nguyên tắc căn bản của quan hệ pháp luật dân sự như nguyên tắc thỏa thuận, tự nguyện. Các bên tự quyết định hình thức giao dịch nên cần hạn chế mức độ can thiệp của nhà nước. Nhà nước chỉ nên xây dựng các cơ chế phù hợp để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của mình. Do đó, việc sửa đổi nội dung này theo hướng như dự thảo là hết sức cần thiết.

- Đa số nhất trí loại ý kiến thứ hai, bởi các lý do:

Tán thành với các lý do đã nêu ở Khoản 4 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.

Bổ sung thêm: Hình thức trong giao dịch dân sự một phần thể hiện ý chí của các bên trong giao dịch, đồng thời đề cao vai trò quan trọng, tính nghiêm túc trong một số giao dịch dân sự. Mặt khác pháp luật dân sự cũng chỉ quy định một số trường hợp giao dịch dân sự có hiệu lực về hình thức nhằm đảm bảo tính an toàn trong giao dịch; bởi trên thực tế có một số giao dịch nội dung không trái với ý chí, nguyện vọng của các bên nhưng hình thức lại không phù hợp với ý chí của các bên, do vậy cần tiếp tục duy trì quy định như Bộ luật Dân sự để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

2.5. Về bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia ý kiến đối với nội dung này. Trong đó:

- Hầu hết nhất trí loại ý kiến thứ nhất, bởi các lý do:

Tán thành với các lý do đã nêu ở Khoản 5 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.

Bổ sung thêm: Nếu giữ nguyên quy định như Điều 138 Bộ luật Dân sự hiện hành thì sẽ đẩy người mua, nhận chuyển nhượng, nhận thế chấp hoặc thuê nhà đất, ô tô, xe máy… phải đối mặt với rủi ro pháp lý rất cao. Vì khi thực hiện giao dịch, người dân chỉ biết căn cứ vào các giấy tờ của cơ quan nhà nước và đặt niềm tin vào cơ quan công chứng, chứng thực tính hợp pháp của giao dịch, họ không thể dự liệu hết các tranh chấp liên quan đến tài sản đó nhưng khi có rủi ro thì họ lại phải gánh chịu.
- Một số nhất trí loại ý kiến thứ hai, bởi các lý do đã nêu ở Khoản 5 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.

2.6. Về hình thức sở hữu

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia ý kiến đối với nội dung này. Trong đó:
- Hầu hết nhất trí loại ý kiến thứ nhất, bởi các lý do đã nêu ở Khoản 6 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.
- Có ý kiến nhất trí loại ý kiến thứ hai, bởi các lý do đã nêu ở Khoản 6 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.
- Có ý kiến nhất trí loại ý kiến thứ ba, bởi các lý do đã nêu ở Khoản 6 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.
- Có ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định về các hình thức sở hữu như Bộ luật Dân sự hiện hành.

2.7. Về thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia ý kiến đối với nội dung này. Trong đó:
- Hầu hết nhất trí loại ý kiến thứ nhất, bởi các lý do:
Tán thành với các lý do đã nêu ở Khoản 7 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.

Bổ sung thêm:
Thứ nhất, với quy định như dự thảo thể hiện sự tôn trọng của nhà nước ta đối với các bên trong giao dịch dân sự trên nguyên tắc quyền tự do ý chí và tự do định đoạt của các bên trong giao dịch. Mặt khác, nhằm phân định rõ thời điểm có hiệu lực của quyền sở hữu nào do các bên thoả thuận (theo hợp đồng), thời điểm có hiệu lực của quyền sở hữu nào do pháp luật quy định (phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền).

Thứ hai, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ dân sự trong việc thỏa thuận để xác định thời điểm xác lập quyền đối với tài sản đặc biệt đối với bất động sản.

- Một số nhất trí loại ý kiến thứ hai, bởi các lý do đã nêu ở Khoản 7 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.

2.8. Về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia ý kiến đối với nội dung này. Trong đó:
- Đa số nhất trí loại ý kiến thứ nhất, bởi các lý do:
Tán thành với các lý do đã nêu ở Khoản 8 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.
- Nhiều ý kiến nhất trí loại ý kiến thứ hai, bởi các lý do:
Tán thành với lý do đã nêu ở Khoản 8 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.

Bổ sung thêm:
Thứ nhất, bản chất của hợp đồng là sự thể hiện ý chí tự nguyện của hai bên trong giao dịch được dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, tự nguyện thoả thuận; ý chí này sẽ xuyên suốt từ lúc thương thảo hợp đồng cho đến lúc ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng, khi có hoàn cảnh thay đổi thì hai bên cũng sẽ tự thoả thuận để giải quyết. Nếu có sự can thiệp của bên thứ 3 (theo dự thảo là Toà án) thì không còn thể hiện ý chí tự nguyện của hai bên, trong trường hợp nếu Toà án có điều chỉnh hợp đồng (mặc dù tuân thủ theo các điều kiện chặt chẽ được quy định trong Bộ luật Dân sự) thì trên thực tiễn hợp đồng đó cũng khó thi hành trên thực tế.

Thứ hai, không phù hợp với bản chất kinh tế thị trường.

2.9. Về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia ý kiến đối với nội dung này. Trong đó:
- Hầu hết nhất trí loại ý kiến thứ nhất, bởi các lý do đã nêu ở Khoản 9 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.
- Một số cơ quan nhất trí loại ý kiến thứ hai, bởi các lý do đã nêu ở Khoản 9 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.
- Có  ý kiến đề nghị quy định mức lãi suất vay do các bên thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 150% lãi suất bình quân của 3 ngân hàng thương mại lớn trong khu vực và tại thời điểm phát sinh giao dịch đối với loại cho vay tương ứng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định ở khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

2.10. Về thời hiệu

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương tham gia ý kiến đối với nội dung này. Trong đó có hầu hết đều nhất trí loại ý kiến thứ nhất bởi các lý do đã nêu ở Khoản 10 phụ lục III Quyết định số 01/QĐ-TTg.

3. Về kỹ thuật lập pháp

3.1. Về bố cục và kết cấu, vị trí của các chương, điều, khoản của dự thảo

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương có ý kiến tham gia, trong đó:
- Hầu hết đều tán thành về bố cục của dự thảo, về dung lượng các chương, điều được sắp xếp, điều chỉnh lại khá hợp lý, phù hợp.
- Có ý kiến đề nghị chuyển Điều 191, 192, 193 vào quy định tại mục nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu sẽ phù hợp với nội dung điều luật hơn.

3.2. Về ngôn ngữ diễn đạt và kỹ thuật xây dựng

Có 43 cơ quan, tổ chức, địa phương có ý kiến tham gia, trong đó:

- Hầu hết các ý kiến tán thành về ngôn ngữ, cách diễn đạt và kỹ thuật xây dựng các quy định của dự thảo đảm bảo tính chính xác.
- Có ý kiến tham gia góp ý đề nghị sử dụng ngôn ngữ trong văn bản phải chính xác, phổ thông, không dùng ngôn ngữ trừu tượng, khó hiểu, cách diễn đạt phải rõ ràng, rành mạch, chặt chẽ, đồng thời đề nghị nên thống nhất cách dùng từ đối với các từ gần nghĩa, cụ thể như:
+ Tại Khoản 5 Điều 33, đề nghị thay cụm từ “cấm lạm dụng” thành “nghiêm cấm”.
+ Tại Khoản 3 Điều 34 quy định “Trẻ sơ sinh, nếu chết sau khi sinh thì phải được khai sinh và khai tử; nếu chết trước khi sinh hoặc sinh ra mà chết ngay thì không phải khai sinh khai tử”. Quy định như trên còn chung chung, chưa rõ ràng.

- Có ý kiến đề nghị:
+ Thay tiêu đề phần thứ hai thành "vật quyền" vì quyền sở hữu và các vật quyền khác là 2 yếu tố cấu thành khái niệm vật quyền.
+ Tại Mục I Chương XIV dùng từ “địa dịch” là chưa phù hợp, vì từ này là từ hán việt, khó hiểu, đề nghị thay bằng cụm từ khác dễ hiểu hơn.
+ Tại Khoản 1 Điều 273 việc sử dụng cùng lúc 2 cụm từ “nước chảy tự nhiên” và “nước tự nhiên chảy” dễ bị hiểu nhầm, cần phải được giải thích rõ trong luật.  
+ Thay tiêu đề Mục 3 Chương XI từ “Hạn chế quyền sở hữu và các vật quyền khác” sang “Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu và các vật quyền khác” nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa tên gọi và nội dung.

VI. Đề xuất, kiến nghị

Đây là Bộ luật lớn điều chỉnh những vấn đề cơ bản nhất, chung nhất có liên quan đến tất cả các lĩnh vực thuộc đời sống dân sự; định hướng cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, vì vậy đề nghị Chính phủ, Bộ Tư pháp cho kéo dài thêm thời gian lấy ý kiến góp ý của nhân dân, nhằm phát huy tối đa tâm huyết, trí thuệ của nhân dân góp phần xây dựng Bộ luật Dân sự mới có tính bao quát, ổn định, lâu dài.

------------------------------------------------

Nguồn: Cổng TTĐT tỉnh Quảng Bình