.

Nhân rộng hệ thống thâm canh lúa cải tiến

.
08:17, Thứ Tư, 18/07/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Hiện nay, hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) là một tiến bộ kỹ thuật được Cục Trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và cho phép áp dụng trên phạm vi toàn quốc nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của Việt Nam.

Quảng Bình có tỷ lệ người dân tham gia trong sản xuất nông nghiệp ở mức cao, chiếm khoảng 80% người lao động. Địa hình phần lớn là đồi núi, dốc, diện tích đất để sản xuất nhỏ, hẹp chưa tập trung. Tổng diện tích trồng lúa của tỉnh ta khoảng 54.000 ha.

Với mục tiêu bảo đảm lương thực, chủ động tự cung ứng đủ nhu cầu tiêu thụ gạo của bà con, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm lúa gạo sạch, hạn chế các hóa chất sinh học (thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học), bảo vệ môi trường, sức khỏe cho cộng đồng, đặc biệt tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân sản xuất, hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI đã được áp dụng có hiệu quả ở nhiều quốc gia trên thế giới và du nhập vào Việt Nam năm 2003.

Tổng diện tích áp dụng mô hình SRI trên toàn tỉnh là trên 5.000 ha.
Tổng diện tích áp dụng mô hình SRI trên toàn tỉnh là trên 5.000 ha.

Ông Lê Xuân Tứ, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, mô hình SRI bắt đầu triển khai từ vụ đông- xuân năm 2012-2013 tại 3 điểm: xã An Ninh (huyện Quảng Ninh 2 điểm) và xã Quảng Hòa (TX.Ba Đồn), bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định. Tổng diện tích cánh đồng áp dụng SRI tại 3 điểm là 43 ha, sử dụng toàn bộ giống lúa thuần P6, HT1.

Trong đó, xã An Ninh là 23 ha với 145 hộ tham gia, năng suất bình quân đạt 64,5 tạ/ha, cao hơn ngoài mô hình 3,8 tạ/ha và xã Quảng Hòa là 20 ha với 311 hộ tham gia, năng suất bình quân đạt 62,0 tạ/ha, cao hơn ngoài mô hình 2,7 tạ/ha. Từ những kết quả đạt được trong vụ này, mô hình được tiếp tục triển khai mở rộng trong vụ hè -thu 2013 và các năm tiếp theo tại các vùng trồng lúa trong tỉnh.

Tính đến năm 2015, dự án đã hỗ trợ trực tiếp và tổng diện tích thực hiện mô hình SRI là 649 ha với 4154 hộ nông dân tham gia. Với sức lan tỏa của mô hình SRI, tính đến nay, tổng diện tích áp dụng mô hình SRI trên toàn tỉnh là trên 5.000 ha.

Ông Võ Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc HTX Mỹ Lộc Thượng, huyện Lệ Thủy - một điểm sáng trong việc thực hiện mô hình nàycho biết: “Vụ đầu tiên chúng tôi tham gia sản xuất lúa theo SRI là vụ đông- xuân năm 2013 - 2014 với diện tích 51 ha và 397 hộ nông dân tham gia.

Ban đầu, hầu hết bà con còn rất bỡ ngỡ, tuy nhiên, nhờ được sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự hỗ trợ kinh phí từ Tổ chức SNV Việt Nam và cán bộ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh hướng dẫn, nên hầu hết bà con tin tưởng và làm theo. Kết quả, vào cuối vụ, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với những vụ trước đây (từ 2,8-4,5 triệu đồng/ha), bà con vui mừng và phấn khởi.

Khi tham gia mô hình này, bà con được hưởng lợi khi giảm được lượng giống, giảm phân hóa học, giảm được sâu bệnh, thuốc BVTV, giảm lượng nước tưới, giảm công chăm sóc… mặt khác, năng suất và chất lượng lúa gạo cũng tăng hơn. Hiện tại, HTX chúng tôi đã áp dụng 130/130 ha trồng lúa theo phương pháp SRI”.

Ngoài những lợi ích thiết thực mà SRI đưa lại, mô hình còn tác động tích cực đến xã hội. Bà Nguyễn Thị Lệ, nông dân tham gia mô hình SRI tại HTX Quảng Xá, huyện Quảng Ninh chia sẻ: “Khi tham gia mô hình này, nông dân ngoài được học tập các yếu tố kỹ thuật còn được tham gia các hoạt động cộng đồng, như: giao lưu ngoại khóa, chia sẻ kinh nghiệm, thực hành trên đồng ruộng, tự đánh giá, nhận xét mô hình, từ đó thay đổi tập quán sản xuất, giúp gắn kết cộng đồng, tăng cường gắn bó giữa người dân với người dân, người dân với chính quyền địa phương.

Đặc biệt, tôi thấy giảm được công chăm sóc, dặm tỉa, phun thuốc BVTV cho chị em phụ nữ, giúp chị em có thêm thời gian chăm lo việc gia đình và tham gia các hoạt động khác tại địa phương.

Mặt khác, mô hình tạo điều kiện ưu tiên chị em phụ nữ như chúng tôi làm nhóm trưởng, phối hợp với BQL HTX điều hành chỉ đạo các tổ viên thực hiện đúng quy trình SRI, giúp chúng tôi có tiếng nói, nâng cao vai trò trong gia đình và xã hội”.

Đặng Thảo

                                                        

,
  • Tín hiệu vui từ Xuân Hóa

    (QBĐT) - Năm 2017 là một trong những năm khó khăn nhất về kinh tế của xã Xuân Hóa (Minh Hóa) khi chăn nuôi đình trệ do giá lợn hơi giảm mạnh, 100% diện tích rừng kinh tế bị cơn bão số 10 làm gãy đổ.

    17/07/2018
    .
  • Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường

    (QBĐT) - Trong những năm trở lại đây, cùng với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng "cao, sạch và hiện đại", xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi và bước đầu đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân.

    17/07/2018
    .
  • Minh Hóa: Kỳ vọng đột phá từ ba dự án xúc tiến đầu tư

    (QBĐT) - Với tiềm năng và lợi thế của 3 dự án kêu gọi đầu tư trong hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh sắp tới, huyện Minh Hóa kỳ vọng sẽ thu hút được các nhà đầu tư, qua đó tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong thời gian tới.

    17/07/2018
    .
  • Toàn tỉnh có gần 1.000ha lúa nhiễm rầy lưng trắng

    (QBĐT) - Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện nay toàn tỉnh có 971ha lúa bị nhiễm rầy lưng trắng, tăng 224,5 ha so với tuần trước đó.

    17/07/2018
    .
  • Quảng Trạch: Đẩy mạnh rà soát, chuyển đổi cây trồng trên đất kém hiệu quả

    (QBĐT) - Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014-2020...

    16/07/2018
    .
  • Toàn tỉnh trồng 5.130ha rừng các loại

    (QBĐT) - Năm 2018, ngành Kiểm lâm đã tham mưu, hướng dẫn các địa phương tích cực triển khai trồng rừng trên địa bàn.

    16/07/2018
    .
  • Quảng Trạch: Tập trung bảo vệ và phát triển rừng

    (QBĐT) - Xác định tầm quan trọng và giá trị của tài nguyên rừng đối với các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, những năm qua, huyện Quảng Trạch đã tập trung, chỉ đạo cấp uỷ và chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng...

    16/07/2018
    .
  • 342 doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm

    (QBĐT) - Ngày 15-7, tin từ Sở Kế hoạch-Đầu tư cho biết, trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã có 342 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký là 4.987 tỷ đồng (tăng 270% so với cùng kỳ).

    15/07/2018
    .