.

Hội LHPN huyện Lệ Thủy: Tích cực hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

.
08:30, Thứ Hai, 23/07/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Những năm qua, thông qua nguồn vốn ủy thác của NHCSXH các cấp hội phụ nữ huyện Lệ Thủy đã không ngừng phát huy nội lực, khả năng sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong việc hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững với nhiều hoạt động hiệu quả.

Theo chị Lê Thị Trà Giang, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lệ Thủy, nét nổi bật trong hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế của các cấp hội phụ nữ huyện Lệ Thủy là hoạt động tiết kiệm - tín dụng.

Tính đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 3.260 nhóm tiết kiệm với 6 loại hình tiết kiệm, thu hút trên 90% hội viên tham gia với số tiền trên 23 tỷ đồng, giúp cho hơn 60.000 lượt hội viên phụ nữ gặp khó khăn, hoạn nạn từng bước ổn định cuộc sống.

Nhiều chị em phụ nữ huyện Lệ Thủy mở rộng được sản xuất kinh doanh nhờ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH.
Nhiều chị em phụ nữ huyện Lệ Thủy mở rộng được sản xuất kinh doanh nhờ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH.

Các thành viên vay vốn đều tham gia “tổ, nhóm phụ nữ tín dụng tiết kiệm” trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm giúp nhau phát triển, huy động vốn trong chị em. Nhờ nguồn vốn này, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình làm kinh tế giỏi do phụ nữ làm chủ hộ.

Điển hình như chị Ngô Thị Sáu ở xã Mỹ Thủy vay 40 triệu đồng để làm nghề truyền thống bánh ướt, bánh tráng, nay chị đã trả hết nợ và mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm việc làm cho 2-3 lao động địa phương; chị Nguyễn Thị Nga ở xã Phú Thủy vay 10 triệu đồng cải tạo vườn tạp để trồng chè xanh, nghệ, nén…, đồng thời phá bỏ cây lưu niên chuyển sang trồng các loại cây ăn quả, như: thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh ruột hồng, ổi Thái Lan, cam xã đoài và chăn nuôi gà, ngan, lợn…, mỗi năm cho thu nhập trên 250 triệu đồng.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ hội viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, Hội phụ nữ các cấp đã tích cực phối hợp với Hội Nông dân hướng dẫn hội viên về kiến thức đầu tư sản xuất, kinh doanh, vận động chị em tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi và trồng trọt, đem lại lợi nhuận cao.

Hội phụ nữ các cấp cũng đã xây dựng các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, bước đầu khắc phục được phương thức sản xuất nhỏ lẻ và tăng sức cạnh tranh, phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, nhiều mô hình phát triển kinh tế được xây dựng, cuộc sống các hộ dân không ngừng được nâng lên.

Với sự năng động, sáng tạo, nhiều cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Lệ Thủy đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, tìm tòi nhiều cách làm mới, hiệu quả. Trên thực tế, nhiều chị em phụ nữ phấn đấu vượt qua khó khăn để vươn lên xây dựng những mô hình sản xuất kinh doanh giỏi.

Điển hình, gia đình chị Nguyễn Thị Nga ở xã Phong Thủy đã đầu tư một giàn máy liên hoàn cùng với hệ thống kho, bãi hợp lý để xay xát lúa; mỗi năm chị thu mua từ 30.000 - 40.000 tấn lúa, doanh thu từ 5 - 7 tỷ đồng, trừ chi phí lợi nhuận trên 500 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động với thu nhập bình quân từ 7-10 triệu đồng/người/tháng.

Từ một hộ nghèo của xã Dương Thủy, gia đình chị Dương Thị Kính đã vượt qua khó khăn, khai thác đồi hoang cằn cỗi để xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp với hơn 400 con lợn, 2.000 con gà, 10 vạn cá giống/lứa, mỗi năm cho thu nhập trên 250 triệu đồng.

Ở các xã vùng bãi ngang có các chị Hoàng Thị Minh Tiếu (Ngư Thủy Trung), Trần Thị Quyết (Ngư Thủy Nam), Trần Thị Nở (Ngư Thủy Bắc) là những hội viên phụ nữ tiên phong chuyển đổi mô hình làm ăn tại vùng cát vốn nhiều nghèo khó để vươn lên làm giàu cho gia đình với mô hình chế biến thủy sản, kết hợp chăn nuôi, thả nuôi cá nước ngọt, cho thu nhập bình quân 200-400 triệu đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho 3-7 lao động địa phương.

Chị Lê Thị Trà Giang còn chia sẻ thêm, hiện tại, một trong những chương trình trọng tâm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế được các cấp hội phụ nữ huyện Lệ Thủy tập trung thực hiện là đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”.

Thông qua đề án này, Hội phụ nữ các cấp đã tập trung vận động, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên đổi mới tư duy, cách làm, mạnh dạn tham gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả, thân thiện với môi trường; hỗ trợ phụ nữ tiếp cận nguồn vốn tín dụng, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập; mở rộng các loại hình tiết kiệm, quan tâm đầu tư xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm...

Hiền Phương
 

,
  • Để đất phèn "nở hoa"

    (QBĐT) - Trên vùng đất phèn chua, sình lầy ở xứ đồng ruộng Lòi Ông Trang, thôn Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, nông dân Đỗ Quang Bỗng đã mạnh dạn khai phá, chuyển đổi sang mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp, mang lại hiệu quả cao.

    23/07/2018
    .
  • Vật liệu xanh-xu hướng xây dựng hiện đại

    (QBĐT) - Sử dụng vật liệu thân thiện môi trường (vật liệu xanh) đang trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

    22/07/2018
    .
  • Tạm ngừng đón khách du lịch tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng

    (QBĐT) - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trong những ngày qua tại Quảng Bình đã có mưa lớn kéo dài, sông Son nước lũ dâng cao nên Trung tâm du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng đã có thông báo tạm ngừng đón khách tại các điểm du lịch của Trung tâm từ ngày 22-7.
    22/07/2018
    .
  • Chuyển đổi sinh kế cho ngư dân bãi ngang

    (QBĐT) - Sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của nông dân huyện Lệ Thủy, nhất là những ngư dân sống ở các xã bãi ngang ven biển vùng Ngư Thủy.

    22/07/2018
    .
  • Phân bón Sông Gianh, hành trình khẳng định thương hiệu

    (QBĐT) - Có mặt trên thị trường cách đây gần 30 năm, phân bón Sông Gianh (Tổng công ty Sông Gianh, phường Quảng Thuận, TX. Ba Đồn) đã có một bề dày phát triển bền vững, ngày càng tạo được thương hiệu, uy tín rộng khắp trên toàn đất nước và đang vươn tầm quốc tế.

    21/07/2018
    .
  • Thị xã Ba Đồn: Thiệt hại nuôi trồng thủy sản do mưa lớn

    (QBĐT) - Hiện nay, tại một số địa phương trên địa bàn thị xã Ba Đồn xuất hiện tình trạng cá lồng trên sông bị chết rải rác, điển hình là tại xã Quảng Minh.

    21/07/2018
    .
  • Quảng Ninh: Định hướng áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

    (QBĐT) - UBND huyện Quảng Ninh vừa phối hợp với các sở: Nông nghiệp-PTNT, Sở Khoa học-Công nghệ tổ chức hội thảo đề án "Nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp sử dụng công nghệ cao giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025".

     

    21/07/2018
    .
  • Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm đạt 11.222 tỷ đồng

    (QBĐT) - Với việc thực hiện sớm và đồng bộ các giải pháp, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018 của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển.

    20/07/2018
    .