.

TP. Đồng Hới: Nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ rừng trồng

.
08:36, Thứ Sáu, 29/06/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 13 ngày 12-2-2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc “đóng cửa rừng, ngừng khai thác gỗ rừng tự nhiên”, thời gian qua, thành phố Đồng Hới đã tuyên truyền, định hướng các chủ rừng, người trồng rừng và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lâm sản chuyển đổi từ khai thác, sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên sang trồng, sử dụng gỗ rừng trồng cho hiệu quả kinh tế cao.

Thành phố Đồng Hới hiện có trên 6,5 ngàn ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, chiếm hơn 42% đất tự nhiên toàn thành phố, trong đó, diện tích rừng trồng gần 2 ngàn ha. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để thành phố thực hiện việc chuyển đổi nghề nghiệp từ khai thác, sử dụng nguyên liệu gỗ tự nhiên sang gỗ rừng trồng cho người dân sống dựa vào rừng và duy trì, nâng cao hiệu quả sản xuất đối với các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, khai thác, chế biến lâm sản.

Tận dụng tiềm năng lợi thế về diện tích đất lâm nghiệp lớn và nguồn nhân lực dồi dào, Hạt kiểm lâm TP.Đồng Hới phối hợp với chính quyền các xã, phường có rừng đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của việc trồng rừng. Cùng với đó, thành phố đã thực hiện các chính sách hỗ trợ chuỗi quy trình sản xuất lâm nghiệp từ trồng rừng, khai thác gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Hợp đồng liên kết giữa người làm nghề rừng và doanh nghiệp được thực hiện một cách chặt chẽ, bảo đảm các bên cùng có lợi. Điều này đã tạo thuận lợi cho việc điều tiết thị trường cung cầu nguồn nguyên liệu, hạn chế được tình trạng gỗ rừng trồng đến tuổi khai thác còn nhiều trong khi doanh nghiệp thiếu nguồn nguyên liệu chế biến.

Trên địa bàn thành phố Đồng Hới hiện có 8 cơ sở chế biến gỗ sử dụng nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trồng.
Trên địa bàn thành phố Đồng Hới hiện có 8 cơ sở chế biến gỗ sử dụng nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trồng.

Với các chính sách phù hợp của Nhà nước, mỗi năm, toàn thành phố đã trồng mới gần 76 ha rừng các loại, đưa độ che phủ rừng lên trên 31%. Sản xuất lâm nghiệp đã bước đầu hình thành được vùng sản xuất rừng nguyên liệu tập trung chủ yếu vào phía tây thành phố, cơ bản đáp ứng số lượng, quy cách và chất lượng gỗ nguyên liệu cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất.

Công ty TNHH Lý Thành ở Cụm làng nghề Thuận Đức đã hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, chế biến lâm sản gần 10 năm. Trước đây, nguồn nguyên liệu sản xuất và các sản phẩm chế biến của Công ty chủ yếu sử dụng nguyên liệu gỗ từ rừng tự nhiên trong nước.

Hơn 5 năm nay, từ khi có chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc “ngừng khai thác gỗ rừng tự nhiên”, được sự hỗ trợ của Hạt Kiểm lâm thành phố và các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương với những chính sách, cơ chế khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong hoạt động, Công ty đã chuyển sang sản xuất các sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng, như: ván ghép thanh, gỗ xẻ xây dựng cơ bản, ván bóc, ván ép…bước đầu cho hiệu quả.

Ông Hoàng Khánh Thành, Giám đốc Công ty TNHH Lý Thành, Cụm làng nghề xã Thuận Đức cho biết: “Khắc phục những khó khăn ban đầu về nguồn nguyên liệu không ổn định, đầu ra cho các sản phẩm gỗ còn hạn chế, đến nay, Công ty đã từng bước mở rộng cơ sở sản xuất, thị trường tiêu thụ với nhiều đơn đặt hàng thường xuyên của các thương lái trong và ngoài tỉnh.

Doanh thu trung bình hàng năm của Công ty trên 2 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 18 đến 20 lao động là con em ở địa phương và các vùng lân cận. Thu nhập bình quân của lao động từ 5,5 đến 7,5 triệu đồng/ người/ tháng".

Trên địa bàn thành phố Đồng Hới hiện có 8 cơ sở chế biến gỗ sử dụng nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trồng. Mỗi năm, các cơ sở nhập vào trên 23.000 m3  gỗ. Tổng doanh thu hàng năm từ chế biến gỗ đạt hàng chục tỷ đồng,tạocông ăn việc làm cho hàng trăm lao động.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gỗ rừng trồng đã đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị chế biến gỗ hiện đại; công nhân được đào tạo lành nghề, từng bước đa dạng hóa các loại sản phẩm gỗ đáp ứng nhu cầu của khách hàng về chất lượng, số lượng, giá cả. Một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ rừng trồng hoạt động có hiệu quả, như: Công Ty TNHH Hoàng Lâm; Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trường Thành ở khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới…

Ông Nguyễn Thế Anh, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP.Đồng Hới cho biết: “Thời gian tới, Hạt Kiểm lâm thành phố sẽ chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ, kiểm lâm địa bàn phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện các văn bản quy định pháp luật; nhất là thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Đơn vị triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tham mưu cho Chi cục Kiểm lâm, UBND thành phố chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển sử dụng rừng. Đồng thời, Hạt chỉ đạo kiểm lâm địa bàn hướng dẫn các chủ rừng phát triển rừng trồng, khai thác gỗ rừng trồng nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng và sản phẩm từ gỗ rừng trồng; hướng dẫn các cơ sở chế biến lâm sản thực hiện truy xuất nguồn gốc lâm sản, hỗ trợ về mặt thủ tục pháp luật; tạo mọi điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ gỗ rừng trồng cho các chủ rừng trên địa bàn và các khu vực lận cận, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cũng như giá trị sản phẩm”.

Hiện nay, thị trường nguyên liệu và đầu ra của các sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng đang được mở rộng. Đó là những điều kiện thuận lợi để nghề trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ rừng trồng phát triển.

Trên cơ sở những tiềm năng sẵn có ở địa phương, thành phố Đồng Hới sẽ tiếp tục tăng cường quản lý việc nhập nguồn nguyên liệu gỗ; có những định hướng để xây dựng các vùng nguyên liệu theo hướng tập trung, gắn hiệu quả kinh tế với phát triển biền vững, bảo đảm cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ. Qua đó, thành phố nỗ lực kiểm soát việc phá rừng tự nhiên, góp phần thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 13 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về quản lý, phát triển và bảo vệ rừng.

Cái Huệ

                                                                  

 

,
  • Tập trung giảm nghèo bền vững

    (QBĐT) - Những năm qua, công tác giảm nghèo được huyện Tuyên Hóa xác định là nhiệm vụ trọng tâm, việc giúp đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ người nghèo là trách nhiệm của các ngành, các cấp, chính quyền, đoàn thể địa phương.

    28/06/2018
    .
  • TP. Đồng Hới: Đón gần 670.000 lượt khách trong 6 tháng đầu năm 2018

    (QBĐT) - Từ đầu năm đến nay, TP. Đồng Hới đã tổ chức nhiều điểm vui chơi, giải trí, các hoạt động văn hóa, thể thao và lễ hội truyền thống trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch Đồng Hới năm 2018 nhằm góp phần thu hút khách du lịch.

    28/06/2018
    .
  • Quảng Ninh: Nhiều doanh nghiệp nợ đọng thuế

    (QBĐT) - Huyện Quảng Ninh có khoảng 184 công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và quỹ tín dụng nhân dân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực.

    27/06/2018
    .
  • Làm giàu trên vùng đất khó

    (QBĐT) - Là một vùng đất khó, nguy cơ nhiễm mặn và lũ lụt hàng năm cao, nhưng hơn 2ha vùng đất Cồn ven sông Kiến Giang thuộc thôn Hiển Vinh, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh đã được vợ chồng anh Nguyễn Văn Thao, chị Vũ Minh Hường khai khẩn và đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp.

    27/06/2018
    .
  • Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại

    (QBĐT) - Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng do biến động giá cả thị trường, ngành chăn nuôi tỉnh ta vẫn tiếp tục phát triển theo hướng trang trại, gia trại quy mô lớn, công nghiệp, bán công nghiệp và liên kết bền vững, vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường.   

    27/06/2018
    .
  • Xuất hiện sâu bệnh gây hại lúa hè-thu

    (QBĐT) - Theo kế hoạch, vụ hè - thu năm 2018, toàn tỉnh sẽ gieo cấy 16.000ha lúa; với các bộ giống chủ lực là PC6, HT1, KD18, QR1, P6 đột biến…

    26/06/2018
    .
  • Nâng cao nhận thức người tiêu dùng về hàng Việt Nam

    (QBĐT) - Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần thay đổi nhận thức của người dân về mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động.

    26/06/2018
    .
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công

    (QBĐT) - Những năm qua, hoạt động khuyến công đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc khuyến khích thúc đẩy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

    26/06/2018
    .