.

Phát triển ngành nghề bền vững từ vốn tín dụng

.
08:45, Thứ Sáu, 05/01/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Với mục tiêu “Vì hạnh phúc của người nghèo-vì an sinh xã hội” NHCSXH Chi nhánh Quảng Bình đã luôn đồng hành và triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi nhằm giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có cơ hội phát triển ngành nghề bền vững, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên quê hương...

Hiện nay, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Quảng Bình đang triển khai cho vay 15 chương trình tín dụng với tổng dư nợ tính đến 31-12-2017 là 2.764,1 tỷ đồng, tăng 179 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 100% KH giao, với 84 ngàn hộ còn dư nợ. Trong đó, hộ cận nghèo 113,5 tỷ đồng, hộ mới thoát nghèo 70,7 tỷ đồng, hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn 49,2 tỷ đồng.

Hầu hết các hộ vay vốn để đầu tư với các ngành nghề chủ yếu, như: nuôi, trồng, sản xuất nông nghiệp và làm kinh tế dịch vụ... Cùng với mức đầu tư hợp lý và đúng mục đích, nhiều hộ gia đình đã xây dựng các mô hình kinh tế ổn định, đem lại lợi nhuận cao qua mỗi năm.

Cũng từ đó, nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần giúp cho 7.703 hộ thoát ngưỡng đói nghèo, 73.158 hộ có đời sống cải thiện hơn trước, 44.530 hộ nghèo đã chuyển biến nhận thức, thu hút và tạo việc làm cho hơn 1.235 lao động...

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, NHCSXH CN Quảng Bình phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã và các hội, đoàn thể thường xuyên kiểm tra, giám sát, bảo đảm vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận vốn vay nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập.

Cán bộ NHCSXH hướng dẫn bà con làm thủ tục vay vốn, đồng thời truyên truyền những chính sách mới và cách thức sử dụng vốn vay hiệu quả.
Cán bộ NHCSXH hướng dẫn bà con làm thủ tục vay vốn, đồng thời truyên truyền những chính sách mới và cách thức sử dụng vốn vay hiệu quả.
Gia đình anh Nguyễn Văn Phi ở thôn Xuân Tiến, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, vay 50 triệu đồng vốn ưu đãi để đóng thuyền chở khách du lịch tham quan động Phong Nha.
Gia đình anh Nguyễn Văn Phi ở thôn Xuân Tiến, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, vay 50 triệu đồng vốn ưu đãi để đóng thuyền chở khách du lịch tham quan động Phong Nha.
Vợ chồng chị Hồ Thị Thanh ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa vay hai đợt gần 60 triệu đồng để trồng cây tràm, trầm dó...
Vợ chồng chị Hồ Thị Thanh ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa vay hai đợt gần 60 triệu đồng để trồng cây tràm, trầm dó...
Đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch nhận vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh.
Đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch nhận vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh.
Gia đình chị Trần Thị Tú ở thôn 9, xã Hưng Trạch, Bố Trạch vay 30 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo để chăn nuôi.
Gia đình chị Trần Thị Tú ở thôn 9, xã Hưng Trạch, Bố Trạch vay 30 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo để chăn nuôi.
 Năm 2013, gia đình chị Y Quyết, người dân tộc Ma Coong ở bản Cà Roòng 1 xã Thượng Trạch (Bố Trạch) được vay 30 triệu đồng hộ nghèo để chăn nuôi dê, nay đã thoát nghèo, có thu nhập cao.
Năm 2013, gia đình chị Y Quyết, người dân tộc Ma Coong ở bản Cà Roòng 1 xã Thượng Trạch (Bố Trạch) được vay 30 triệu đồng hộ nghèo để chăn nuôi dê, nay đã thoát nghèo, có thu nhập cao.
Gia đình anh Phan Văn Hùng ở xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa vay 50 triệu đồng để đầu tư nuôi bò sinh sản, mỗi năm thu về gần 100 triệu đồng.
Gia đình anh Phan Văn Hùng ở xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa vay 50 triệu đồng để đầu tư nuôi bò sinh sản, mỗi năm thu về gần 100 triệu đồng.

Hiền Phương












 

,