.

Xác lập khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu-khe NướcTrong: Cần thiết và cấp bách

.
08:16, Thứ Tư, 18/07/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Khu rừng Động Châu-Khe Nước Trong (xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy) là một trong những khu vực có giá trị về đa dạng sinh học, lưu giữ các đặc điểm nổi bật và độc đáo của dãy Trường Sơn, được nhiều tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên đánh giá cao. Việc xác lập khu bảo tồn thiên nhiên nơi đây không chỉ bảo đảm đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu mà còn góp phần giữ vững quốc phòng-an ninh… Vì vậy, ngành Kiểm lâm đã tham mưu xây dựng đề án xác lập khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong.

Ông Phạm Hồng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 8-1-2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, cả nước quy hoạch 219 khu bảo tồn với diện tích 3.041.000 ha.

Loài động vật quý hiếm ở khu vực Động Châu-Khe Nước Trong: Chà vá chân nâu.
Loài động vật quý hiếm ở khu vực Động Châu-Khe Nước Trong: Chà vá chân nâu.

Trong đó, khu vực Khe Nước Trong nằm trong quy hoạch thuộc phân hạng khu dự trữ thiên nhiên. Theo Quyết định số 3057/QĐ-UBND ngày 30-8-2017 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040, Khe Nước Trong nằm trong 4 khu bảo tồn thiên nhiên được quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

Đối chiếu với các tiêu chí thuộc phân hạng khu dự trữ thiên nhiên, khu vực Động Châu-Khe Nước Trong đáp ứng đầy đủ điều kiện được xác lập: là hệ sinh thái rừng còn tính chất nguyên sinh trên vùng đất thấp quan trọng đối với Việt Nam và quốc tế (độ cao dưới 700m). Đây là hệ sinh thái còn lại hiếm hoi, có giá trị đặc biệt về khoa học và giáo dục về đa dạng sinh học cần phải bảo tồn.

Trong khi ở những nơi khác, hệ sinh thái này đã bị tác động và chuyển đổi thành đất nông nghiệp hoặc rừng trồng. Theo thống kê, trong khu vực hiện có 1.030 loài thực vật bậc cao có mạch và 357 loài động vật có xương sống trên cạn.

Đây là vùng sinh cảnh tự nhiên của 14 loài động thực vật đặc hữu; 87 loài thực vật, 44 loài động vật trong sách đỏ Việt Nam 2007; 26 loài thực vật, 46 loài động vật quý hiếm trong Nghị định 32/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nghiêm cấm khai thác cho mục đích thương mại.

Diện tích khu bảo tồn thiên nhiên được đề xuất là 22.353,18 ha. Khi được thành lập kết hợp với khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị) tạo thành vùng rừng rộng lớn (hơn 50.000 ha) bảo đảm sinh cảnh cho các loài động thực vật phát triển.

Hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực Động Châu- Khe Nước Trong chiếm 99% diện tích khu vực đề xuất. Đặc biệt, trong đó, có khoảng 90% diện tích rừng nhiệt đới thường xanh vùng thấp, đây là một trong những kiểu rừng có giá trị bảo tồn cao; không có đất nông nghiệp và đất thổ cư trong khu vực đề xuất xác lập khu bảo tồn thiên nhiên.

Các chuyên gia quốc tế và trong nước về bảo tồn thiên nhiên cũng khẳng định, việc xác lập khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong sẽ không ảnh hưởng tới sinh kế của người dân trong khu vực, đồng thời tạo ra các cơ hội cho phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững; lưu trữ các nguồn gen quý phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực, như: giống vật nuôi, cây trồng, các sản phẩm sinh học, dược phẩm, hóa mỹ phẩm.... bảo đảm nguồn nguyên liệu phục vụ phát triển lâu dài cho thế hệ tương lai, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Xác lập khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong cũng sẽ tạo điều kiện để kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái, liên kết với mạng lưới du lịch của tỉnh Quảng Bình trong khu vực, như: Phong Nha-Kẻ Bàng, suối khoáng Bang.

Đề án xác lập khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong trình UBND tỉnh đã đề cập đến các giải pháp về bảo vệ rừng đối với khu vực nằm ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, chuyển đổi các loại rừng và đền bù cơ sở hạ tầng, nguồn vốn đầu tư thực hiện các chương trình; đặc biệt là giải pháp phát triển kinh tế-xã hội lồng ghép với công tác bảo tồn…

Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là khi thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học sẽ được tăng cường, một số lợi ích của người dân, như: khai thác gỗ, săn bắt động vật rừng trái phép, khai thác lâm sản ngoài gỗ và chăn thả gia súc trong lâm phận khu bảo tồn sẽ bị ngăn chặn theo quy định. Khi đó sẽ phát sinh các mẫu thuẫn giữa người dân địa phương và Kiểm lâm khu bảo tồn. Nói cách khác đó là mâu thuẫn giữa bảo tồn đa dạng sinh học với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng dân cư bản địa.

Để giảm thiểu những mâu thuẫn trên, điều quan trọng và trước hết là các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cần phải tập trung tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về sự quan trọng của khu bảo tồn thiên nhiên đối với cuộc sống của người dân trong khu vực.

Trong đề án xác lập khu bảo tồn thiên nhiên cũng đã đề ra các giải pháp đồng bộ, như: hỗ trợ người dân phát triển kinh tế nông nghiệp bằng việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu mùa vụ nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm; hỗ trợ người dân phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng năng suất cao tại khu vực vùng đệm… để cải thiện đời sống.

Khu vực Động Châu-Khe Nước Trong đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chí để xác lập khu bảo tồn thiên nhiên.
Khu vực Động Châu-Khe Nước Trong đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chí để xác lập khu bảo tồn thiên nhiên.

Cùng với đó là thực hiện chính sách hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế theo quy định tại điều 8, Quyết định 24/2012/QĐ-TTg, ngày 01-6-2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020 do Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên chủ trì thực hiện; đồng thời, có chính sách chi trả hợp lý cho người dân tham gia công tác quản lý tài nguyên rừng để cộng đồng dân cư thấy được những giá trị của rừng và có thêm nguồn thu nhập.

Đề án cũng có kế hoạch thực hiện các mô hình du lịch sinh thái kết hợp với du lịch cộng đồng để nâng cao thu nhập cho người dân, gắn quyền lợi của người dân với rừng để nâng cao trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn các giá trị của khu rừng ổn định lâu dài cho các thế hệ sau, phục vụ phát triển bền vững.

"Việc xác lập khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong là vô cùng cần thiết và cấp bách để kịp thời bảo tồn đa dạng sinh học và lưu giữ các giá trị nổi bật, độc đáo trong khu vực; đồng thời, tăng cường khả năng phòng hộ đầu nguồn của sông Long Đại và sông Kiến Giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp nhằm hạn chế lũ lụt, hạn hán và cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt cho hàng trăm ngàn người dân sinh sống trong khu vực phía nam tỉnh Quảng Bình.

Không chỉ vậy, xác lập khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong còn góp phần quan trọng giữ vững quốc phòng - an ninh, bảo tồn những cánh rừng trong khu vực để che chở cho đường Hồ Chí Minh và khu vực phòng thủ Quốc gia đáp ứng yêu cầu chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới", Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phạm Hồng Thái  nhấn mạnh.

Hương Trà

 

,
  • Những năm tháng không thể nào quên…

    (QBĐT) - Trong không khí phấn khởi, tự hào của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi tìm tới ngôi nhà nhỏ của vợ chồng cựu chiến binh Nguyễn Hữu Huy và Nguyễn Thị Ngẫu, ở phường Hải Đình (TP. Đồng Hới).

    30/04/2018
    .
  • Người viết tiếp bài ca thống nhất

    (QBĐT) - Trưa 30-4-1975, ông cùng các đoàn quân hừng hực khí thế tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt sống Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh, giải phóng Sài Gòn. Khi đất nước thống nhất, non sống nối liền một dải, ông trở về quê hương cùng các xã viên viết tiếp bài ca thống nhất bằng việc chèo lái Hợp tác xã (HTX) Thưọng Phong đi lên, góp phần vào việc phát triển kinh tế của địa phương.

    30/04/2018
    .
  • Lãnh binh Mai Lượng với phong trào Cần Vương

    (QBĐT) - Mai Lượng một danh tướng của quê hương Quảng Bình. Ông là một trong những người hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, là người chỉ huy đạo quân vùng nam sông Gianh, án ngữ một vùng rộng lớn nơi miền tây Quảng Bình từ Cao Mại về Quảng Sơn (thị xã Ba Đồn) đến vùng Chà Nòi, Khe Gát (huyện Bố Trạch).

    18/05/2018
    .
  • 71 năm, vụ thảm sát chợ Gộ

    (QBĐT) - Thôn Chợ Gộ, xã Vĩnh Ninh (huyện Quảng Ninh) gồm những cư dân sông nước sống bằng nghề  chài lưới trên sông Nhật Lệ, Kiến Giang, và nguồn Long Đại. Họ  du cư theo thuyền đánh bắt tôm cá. Nơi neo đậu là các cồn bãi ven sông, gần chợ búa.

    15/07/2018
    .
  • Mỹ Lộc – đất khoa bảng

    (QBĐT) - Mảnh đất ấy – làng Mỹ Lộc xưa (huyện Lệ Thủy) - mang trong mình tinh hoa, trù mật, cốt cách và dáng dấp của một miền quê vùng sông nước. Vậy nên, không khó để nhận ra rằng những tinh hoa của nếp đất, hương quê đã vận vào bao thế hệ con người nơi đây, sản sinh ra  nhiều danh nhân mà tên tuổi của họ sống trọn qua nhiều thế kỷ.

    10/05/2018
    .
  • Về đền thờ người thiết kế, xây dựng di tích Luỹ Thầy

    (QBĐT) - Di tích lũy Thầy, hay còn gọi là lũy Đào Duy Từ là hệ thống chiến lũy được hình thành trong cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn (1627-1672) trên mảnh đất Quảng Bình với các chiến lũy Trường Dục ở Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, lũy Đầu Mâu, lũy Nhật Lệ ở thành phố Đồng Hới, được xếp hạng Quốc gia theo Quyết định số 97/QĐ ngày 21/1/1992 của Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch).

    06/07/2018
    .
  • Chuyện chưa kể bên dòng Long Đại

    (QBĐT) - Trưa một ngày tháng tư đầy nắng, tôi cùng những cựu dân quân thôn Long Đại đi dọc dòng sông, qua những bến Sân, bến Mợi, bến Đò, bến Trái, hói Rào Đá… Những địa danh quen thuộc mà tuổi thanh xuân của họ đã từng gắn bó. Cùng dòng sông đi qua những thời khắc ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phía sau bao năm tháng ấy, có những câu chuyện tôi lần đầu được nghe trong nỗi rưng rưng đầy cảm phục và tự hào…

    03/05/2018
    .
  • Miếu bà Còng thôn Trung Bính

    (QBĐT) - Miếu bà Phạm Thị Còng là ngôi miếu nhỏ nằm cạnh khuôn viên trụ sở UBND xã Bảo Ninh (cũ), cũng là khuôn viên của đình làng Trung Bính xưa. Miếu bà Còng chỉ vẻn vẹn chừng 50m2, mặt hướng ra sông Nhật Lệ, lưng dựa vào động cát Bảo Ninh.

    02/06/2018
    .